Điều bất ngờ về thứ tiếng cổ nhất thế giới
Kinh ngạc bắt được cá mập yêu tinh ngoài biển Florida / Hồn ma bé gái xuất hiện ở bảo tàng Anh?
Lượng thông tin chứa trong feromoni được "đọc" thông qua khứu giác hay vị giác của con vật. Chúng có khả năng rất nhạy cảm. Động vật có thể "nghe" được qua dạng feromoni hóa lỏng, hay hơi khí feromoni trong một thời gian dài cùng khoảng cách rất xa.
Ví như sự đánh hơi của chó săn chẳng hạn. Hươu và dê cũng có những khả năng như vậy, khiến chúng có thể phân biệt được các khu vực quen thuộc, cũng như khi đang có kẻ thù ẩn nấp trong đó. Feromoni cũng hiện diện cả ở dưới nước.

Một vài loài cá khi bị thương sản sinh ra feromoni báo động cho đồng loại biết nỗi hiểm họa. Loài cá rất nhạy cảm với feromoni. Ví như cá mập qua mùi vị của đàn cá xung quanh, sẽ xác định được cá bạn hay cá thù. Các cuộc thí nghiệm cho thấy những giọt nước có chứa mùi của loài cá kình địch ngay lập tức tạo cho cá mập tính hiếu chiến.
Có những loài cá biển vượt một quãng đường rất xa đi đẻ mà vẫn biết đường trở lại chốn cũ. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất, thì cách lý giải duy nhất là nhờ vào chất feromoni. Đó chính là chất dẫn đường về dài hàng nghìn km. Với các loài côn trùng nói chung, feromoni cũng đóng một vai trò rất lớn. Những con bướm cái bay đêm tìm bạn tình nhờ nhận biết được "mùi" của chàng, cho dù cách xa cả vài cây số.
Một vài loài động vật nhỏ khác sử dụng "ngôn ngữ" feromoni khi thấy mối nguy, phản ứng lại địch thủ bằng cách tiết ra những mùi khó chịu khiến chúng phải lảng đi. Loài kiến cũng thông tin cho nhau qua feromoni.
Ví như có chú kiến nào đó tìm được nguồn thức ăn dồi dào, trên đường về tổ chú "ba hoa" đầy chất feromoni để lũ kiến theo đó ra khiêng mồi về. Kiến, mọt, mối và nhiều loài côn trùng có cuộc sống xã hội bầy đàn phát triển khác luôn được khoa học lưu tâm nghiên cứu về các cách "nói - thông tin" cho nhau của chúng.
Qua các dạng nồng độ feromoni khác nhau, người ta có thể biết được những triệu chứng như báo động, đánh lừa, động viên, tiết dục… đầy sắc "đa ngôn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán