Khám phá

Điều cấm kỵ sâu xa nhất trong 'Tây Du Ký', vì sao thần tiên không được lấy vợ, Bồ Đề Tổ Sư đã giải thích bí mật

Tác phẩm "Tây Du Ký" kể về Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã giúp đỡ Đường Tăng, một nhà sư lỗi lạc của triều đại nhà Đường, đi đến phương Tây để thỉnh kinh.

Yêu quái biết điều nhất Tây Du Ký, chỉ vì một sai lầm mà phải chịu kết cục bi thương / Quả nhân sâm mà Tôn Ngộ Không phải liều mạng lấy trộm trong Tây Du Ký: Loại quả rẻ tiền bán đầy đường, Việt Nam cũng có!

Trong số đó, đáng chú ý nhất là Tôn Ngộ Không, hắn được sinh ra từ một tảng đá ở núi Hoa Quả. Sau khi tìm thầy học đạo, hắn được Bồ Đề Tổ Sư dạy 72 phép thuật và cân đẩu vân, trở về xưng vương ở núi Hoa Quả. Ngọc Hoàng phái Thái Bạch Kim Tinh xuống hạ giới chiêu mộ Tôn Ngộ Không về thiên đình. Tuy nhiên sau này vì cho rằng chức quan do Ngọc Hoàng ban cho quá thấp nên đã làm náo loạn thiên cung, bị nhốt vào lò luyện đan và vô tình luyện được đôi mắt hỏa nhãn kim tinh (mắt thần) có thể nhìn được ra mọi yêu ma dù chúng biến hình ra sao.

tây du ký 2

Sau đó, Phật Như Lai thấy rằng tình hình thiên đình không thể kiểm soát hỗn loạn, vì vậy ngài đã ra tay trấn áp Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ hành. Năm trăm năm chớp mắt trôi qua, Đường Tăng được Quán Thế Âm Bồ Tát chọn làm người sang Tây Trúc thỉnh kinh về cứu độ chúng sanh đi qua đã cứu Tôn Ngộ Không. Vì trước đó Tôn Ngộ Không được Quán Thế Âm chỉ dẫn, bái Đường Tăng làm thầy và cùng lên đường tới Tây Trúc thỉnh kinh.

Trong "Tây Du Ký" có một điều cấm kỵ ẩn sâu mà ít người để ý. Điều cấm kỵ này cũng tồn tại trong rất nhiều câu chuyện thần thoại, đó là các thần tiên không được lấy chồng, lấy vợ. Một khi vi phạm thiên quy này sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

tây du ký 3

Ảnh minh họa

Nhiều người quan niệm rằng những người bất tử là những người sống một cuộc sống vô tư, không phiền não. Thông qua quá trình tu luyện khổ hạnh, các vị thần đã đạt đến một trạng thái tách rời nhất định trong tâm trí, do đó cơ thể họ thăng hoa. Những người có được tu vi đạo hạnh, năng lực phát thuật nhất định, sau khi thoát khỏi sự khống chế của Ngũ hành, cao hơn nữa chính là vượt ra ngoài Tam giới, không chịu vòng luân hồi, sinh tử có thể đạt đến quả vị của La Hán, Chân Nhân.

Mặc dù có pháp lực vô biên và được mọi người kính trọng nhưng họ vẫn có những hạn chế rất lớn. Lấy Trư Bát Giới, đồ đệ thứ hai của Đường Tăng làm ví dụ. Hắn ta vốn là Thiên Bồng Nguyên soái của thiên đình và chỉ huy 8 vạn thủy quân canh giữa ở sông Ngân, nhưng vì trêu ghẹo Hằng Nga mà phạm tội, bị đày xuống hạ giới với ngoại hình nửa người nửa lợn. Đây là một hình phạt không thể chuộc lỗi.

tây du ký 0

Hóa ra trên trời cũng có phiền phức, cứ tưởng làm thần tiên thì vô tư vô ưu, nhưng không thể yêu và kết hôn như người thường, và họ luôn cô đơn. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ, tại sao thiên đình lại có quy định như vậy? Bí mật gì được ẩn giấu trong này?

Sau khi nghiên cứu cẩn thận, người ta thấy rằng hầu hết các vị thần trong "Tây Du Ký" đều đến từ Đạo giáo, và Đạo giáo rất chú ý đến "tu luyện sạch sẽ" và "trường thọ". Họ tin rằng "tình yêu là vướng mắc dục vọng, giống như bị giam trong tù và tâm trí không thể thanh tịnh để giải thoát". Điều đó cho thấy rằng Đạo giáo coi tình cảm là một gánh nặng trong thế giới tu luyện. Các môn đồ phải gạt bỏ những mối quan hệ trần tục này để siêu thoát khỏi cuộc sống và cái chết, tìm kiếm sự trường sinh.

 

tây du ký 1

Bồ Đề Tổ Sư trước khi dạy Tôn Ngộ Không các tuyệt kỹ đã nói với hắn rằng nếu muốn chuyên tâm tu hành phép trường sinh bất lão thì phải luôn ghi nhớ quy tắc mỗi ngày. Trong nguyên tắc "Tây Du Ký" có đoạn lời của Bồ Đề Tổ Sư khi Tôn Ngộ Không ngồi chờ được dạy phép vào canh ba: "Nhật nguyệt phôi pha nặng cõi trần, Nhàn lai vô sự kiếp tiên nhân; Linh đơn đạo thuật hầu chưa dễ; Chỉ dễ cho ai hưởng lợi phần". Câu này ngụ ý là trong thiên địa còn nặng tình duyên, người tu tiên muốn đắc đạo thì trong thâm tâm phải không còn tạp niệm, điều này không phải ai cũng có thể vượt qua, vì vậy ngài chỉ nhận chỉ dẫn đạo thuật cho người có duyên, đủ đức.

tây du ký 6

Tạo hình Bồ Đề Tổ Sư và Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

tây du ký 5

Khi đặt tên cho Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư đã xuất phát từ chữ "Tôn" trong "Hồ Tôn" nghĩa là khỉ. Từ "Ngộ" được dùng để chỉ sự "nhận thức", "trực nhận", "thấu hiểu xuyên suốt" chân lý của người tu hành. "Không" là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo, là hoàn toàn vô niệm. Chỉ khi đạt đến trạng thái "Không" này, người tu luyện mới có thể thực sự trở về với chân ngã và bản nguyên cao quý của chính mình. Ngoài ra, hầu hết các vị thần đắc đạo đều vượt qua sự sống và cái chết, và họ có thể duy trì nguyên tắc không vướng bận vào tình ái.

 

1
Theo TH&PL
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm