Điều kỳ lạ về ngọn núi của "Ba anh em" cấm con người leo lên
Đắm mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp ở Eo Gió, Quy Nhơn / 5 công trình độc đáo nhất Bắc Kinh khiến giới kiến trúc nể phục
Gangkhar Puensum cao 7.570.
Nghe có vẻ ngạc nhiên vì Gangkhar Puensum vẫn chưa được phép leo lên, đặc biệt là khi hầu hết các đỉnh núi trên dãy Himalaya đã có người leo từ nhiều thập kỷ trước. Gangkhar Puensum nằm ở biên giới của Bhutan và Tây Tạng.
Bhutan bắt đầu cho phép leo núi duy nhất vào năm 1983, vì họ tin rằng những ngọn núi cao chót vót là nơi trú ngụ của các linh hồn. Cuối cùng, quốc gia này cũng thoáng hơn về việc leo núi. Từ năm 1985 đến năm 1986, Bhutan đã tổ chức bốn lần hoạt động leo núi, nhưng tất cả đều kết thúc trong thất bại. Quyết định cho phép leo núi nhằm mục đích thương mại của Bhutan đã không tồn tại lâu. Năm 1994, chính phủ cấm leo núi cao hơn 6.000 mét vì tôn trọng tín ngưỡng tâm linh địa phương, và kể từ năm 2004 hoạt động leo núi ở nước này đã bị cấm hoàn toàn.
Năm 1998, một đoàn thám hiểm Nhật Bản đã xin phép Hiệp hội leo núi Trung Quốc để leo núi Gangkhar Puensum ở phía bắc của Bhutan từ phía Tây Tạng. Nhưng vì cuộc tranh chấp biên giới kéo dài với Bhutan, cuối cùng giấy phép leo núi của họ bị thu hồi. Vì vậy, năm 1999, đoàn thám hiểm đã leo ngọn núi Liankang Kangri hoặc Gangkhar Puensum North, ngọn núi con của Gangkhar Puensum ở Tây Tạng trước đó từng bị cấm leo.
Gangkhar Puensum từ thung lũng Ura, Bhutan. |
Đường lên Gangkhar Puensum. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé