Độ cao đỉnh núi Everest đã thay đổi?
Viên tướng nhà Minh nào bị chém bay đầu ở Quỷ Môn Quan? / Vị vua nước Việt duy nhất lấy vợ châu Phi
Ảnh minh họa.
Theo một tính toán mới của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nepal cùng thực hiện cho thấy đỉnh Everest đã cao hơn một chút so với trước đây.
Việc thực hiện phép đo này nhằm giải quyết xung đột kéo dài giữa hai bên về độ cao của ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở biên giới chung hai nước, theo The Guardian.
Giữa cách tính toán của Kathmandu và Bắc Kinh đã có sự khác biệt khi đo độ cao chính xác của Everest. Tuy nhiên sau khi mỗi bên cử một đoàn thám hiểm đến đỉnh núi để đo đạc, cả hai đã nhất trí rằng độ cao chính thức của núi là 8.848,86 mét, cao hơn so với tính toán trước đây.
Trước đó, Nepal chưa từng đo độ cao chính xác của Everest mà sử dụng lại chiều cao ước tính 8.848 mét do Ấn Độ khảo sát năm 1954.
Tuy nhiên, năm 2005, Trung Quốc đã đưa ra một phép đo mới, xác định rằng độ cao của Everest là 8.844,43 mét.
Về phần Nepal, quốc gia sở hữu bảy trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, vào tháng 5 năm ngoái đã lần đầu tiên cử một nhóm khảo sát để đo Everest.
Damodar Dhakal, phát ngôn viên của cơ quan khảo sát Nepal cho biết rằng các nhà khảo sát Nepal đã sử dụng Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) để đo 'độ cao chính xác' của đỉnh núi khổng lồ. Ngoài GPS, hai đội leo núi của cả hai nước đã sử dụng cả lượng giác để thực hiện các phép tính cuối cùng.
Trước đó, một cuộc tranh luận về độ cao thực tế của đỉnh Everest đã xảy ra, nhiều người lo ngại rằng đỉnh núi có thể bị thấp đi sau trận động đất lớn vào năm 2015. Trận động đất đã giết chết 9.000 người, làm hư hại khoảng 1 triệu công trình ở Nepal và gây ra một trận lở tuyết trên Everest khiến 19 người thiệt mạng. Với số liệu công bố mới này, không còn nghi ngờ gì nữa, Everest sẽ vẫn là đỉnh cao nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?