Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm không hề có "bí kíp" bên trong?
Tại sao các nhân vật trong thế giới Kim Dung thường mồ côi cha? / Những quái nhân dị nhất nhì trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung
Với những ai hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung hẳn sẽ rất ấn tượng với hai thanh vũ khí từng khiến toàn võ lâm náo loạn trong bộ tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký. Tương truyền, ai sở hữu đồng thời Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao sẽ có thể hiệu triệu thiên hạ và trở thành “đệ nhất” trong giang hồ. Kể từ đó, biết bao nhiêu hào kiệt đã ngã xuống quanh những ân oán tình thù đan xen trong cuộc chiến tranh giành hai báu vật võ lâm này.
Tuy nhiên, có điều thú vị đặc biệt là mặc dù ai cũng biết đó là cặp khí giới quý báu, nếu ai nắm được cả hai thứ đó sẽ hiệu triệu được thiên hạ, thế nhưng hầu như lại không ai hiểu vì sao nó quý, sức mạnh của chúng nằm ở đâu, ngoài những công dụng thông thường là sắc bén, làm bằng kim loại tốt. Trên giang hồ chỉ có một người duy nhất được biết bí mật của Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao đó chính là chưởng môn của phái Nga My - Diệt Tuyệt Sư Thái.
Trước khi chết Diệt Tuyệt Sư Thái truyền ngôi vị chưởng môn cho Chu Chỉ Nhược, bà cũng kịp tiết lộ bí mật ấy cho nàng, với hi vọng Chỉ Nhược sẽ làm nên đại nghiệp.
Bà dặn rằng sau khi lấy được Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm thì mau tìm một nơi ẩn náu, rồi một tay cầm đao một tay cầm kiếm, vận nội lực dùng đao kiếm chém lẫn nhau. Làm như vậy cả đao và bảo kiếm sẽ cùng gãy liền và lấy được bí kíp võ công nằm trong đao và kiếm. Đó có lẽ là bí mật lớn nhất mà phái Nga My đã gìn giữ cả trăm năm qua. Nếu không biết được bí mật sức mạnh này, thì dù có là ai, khi nắm giữ hai bảo bối đó trong tay, cũng không dám mạo hiểm dùng đao kiếm chém lẫn nhau như thế.
Kim Dung đã sửa lại trong đao và kiếm không chứa binh thư và bí kíp võ công
Năm xưa khi quân Mông Cổ vây đánh thành Tương Dương, Hoàng Dung thấy thế quân quá lớn biết rằng không thể giữ được thành, vì không muốn võ công và binh pháp của Quách Tĩnh bị thất truyền lại mong muốn sau này hậu thế có thể dùng những công phu tuyệt luân đó đánh đuổi quân thù nên đã rèn hai món bảo vật là Ỷ Thiên Kiếm và Đồ Long Đao rồi đem bí kíp giấu vào trong đó. Ỷ Thiên kiếm giấu bí kíp Cửu âm chân kinh. Trong Đồ Long đao giấu bộ Vũ Mục di thư (hay Võ Mục di thư). Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm sắc bén vô cùng không vũ khí nào so bì được. Vì thế giang hồ có câu "Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long, hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng. Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong." (Bảo đao Đồ Long là võ lâm chí tôn, có thể hiệu lệnh thiên hạ, nếu kiếm Ỷ thiên không xuất hiện, lấy gì tranh tài?). Cây kiếm về sau được lưu truyền bởi Quách Tương, người sáng lập ra phái Nga Mi và truyền nhiều đời cho chưởng môn của giáo phái. Sau khi bị Triệu Mẫn cướp, kiếm lại bị Chu Chỉ Nhược dùng mưu mẹo ăn cắp và khám phá ra bí mật của kiếm để từ đó luyện Cửu âm bạch cốt trảo, tuy nhiên vì nóng lòng luyện cấp tốc nên không thể đạt thành tựu.
Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao vì thế bị gãy làm đôi, sau này đã được đệ tử Minh giáo gia công rèn lại, cuối cùng Trương Vô Kỵ chính là người sở hữu Đồ Long đao, dùng nó để hiệu lệnh thiên hạ, cùng chung sức chống giặc Nguyên xâm lược. Cuối truyện Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng nhau quy ẩn giang hồ, Đồ Long đao cũng từ đó biệt tích.
Còn Ỷ Thiên kiếm vì căm hận thanh kiếm này nên đệ tử Minh giáo đã bỏ đi không rèn lại, và Ỷ Thiên kiếm hoàn toàn biến mất trên giang hồ.
Tuy nhiên, trong bản sửa đổi mới nhất và cũng là cuối cùng, cố nhà văn Kim Dung đã sửa lại trong đao và kiếm không chứa các bản viết tay mà chứa 2 miếng sắt, lý do là khi đao kiếm chém vào nhau làm tóe lửa sẽ thiêu hủy bí kíp. Hai miếng sắt trong bản mới có vẽ bản đồ chỉ đường đến Đào Hoa đảo, nơi cất giấu bản viết tay Cửu âm chân kinh và Vũ Mục di thư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Danh tính anh hùng Việt Nam duy nhất được đặt tên đường khi còn sống, từng chặt đứt cánh tay phá đồn địch
Đảo rắn trở thành đảo chuột? Điều gì đã xảy ra khi các nhà khoa học phát hiện số lượng chuột tăng mạnh trên đảo rắn, trong khi quần thể rắn giảm mạnh
CLIP: Cuộc chiến sinh tử bảo vệ lãnh thổ của 2 chúa sơn lâm, cái kết thảm của một trong hai kẻ tham chiến
Xác chết của sinh vật thời tiền sử được tìm thấy ở Bắc Cực gần đây khiến các nhà khoa học lo lắng
CLIP: Cuộc chạm trán kịch tính giữa rắn hổ mang và kỳ đà
Bất ngờ với sáng chế 'để đời' của Hòa Thân đến nay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi