Độc đáo tòa nhà được làm hoàn toàn bằng bùn, trông như lâu đài cát khổng lồ
Hang động xuyên núi độc nhất Tây Bắc ít người biết, ai ưa mạo hiểm nhìn là mê / Đi núi Cấm nhưng mấy ai để ý điểm check-in cực chill với vách đá độc đáo này?
Djenné nằm ở đất nước Mali là thành phố lâu đời nhất được biết đến ở châu Phi, khu vực cận Sahara nằm trên vùng lũ của sông Niger và Bani. Ngoài tầm quan trọng về mặt thương mại, Djenné còn được biết đến như một trung tâm học tập và hành hương Hồi giáo, thu hút sinh viên và khách hành hương từ khắp Tây Phi. Trong đó, nổi bật nhất không thể không kể đến Đại thánh đường Hồi giáo Djenné.
Đại thánh đường Hồi giáo Djenné là công trình độc đáo nổi bật ở châu Phi.
Đại thánh đường Hồi giáo Djenné là một tòa nhà theo đạo Hồi độc đáo khi được xây dựng bởi vật liệu không phải đất, đá mà là bùn. Cũng vì vậy mà Thánh đường này trở thành một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của châu Phi.
Cao hơn 15 m, công trình này còn là tòa nhà bằng bùn lớn nhất trên toàn cầu và là một công trình nổi bật về kiến trúc Sudano-Sahelian. Năm 1988, Đại thánh đường Hồi giáo Djenné đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Toàn bộ thánh đường được xây dựng từ bùn.
Giống như hàng trăm công trình kiến trúc khác ở Djenne, Đại thánh đường Hồi giáo Djenné được làm bằng bùn. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1907, nhưng kiến trúc bằng bùn của thị trấn có niên đại ít nhất là từ thế kỷ 14.
Đại thánh đường Hồi giáo Djenné nổi bật khi nhìn từ xa.
Để tạo ra các tòa nhà, những người thợ xây đã trộn bùn và rơm thành gạch, để chúng khô dưới ánh nắng mặt trời và xếp chúng lại để tạo thành những bức tường. Một lớp bùn tiếp tục được trát lên trên để mang lại bề mặt nhẵn và độ ổn định tốt hơn.
Công trình trông như một tòa lâu đài cát khổng lồ.
Các bức tường có độ dày khác nhau từ 40 cm đến 60 cm, tùy thuộc vào chiều cao của chúng. Những bức tường khổng lồ này chịu sức nặng của cấu trúc cao và cũng là để cách nhiệt khỏi sức nóng của mặt trời. Điều này giúp bên trong nhà thờ luôn mát mẻ suốt cả ngày dài. Sảnh cầu nguyện của thánh đường với 90 cột gỗ chống đỡ trần nhà, có thể chứa tới 3000 người.
Bên trong thánh đường.
Mặc dù trông vững chãi và kiên cố nhưng do chất liệu làm từ bùn nên tòa nhà vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Mưa, độ ẩm và sự thay đổi nhiệt độ gây ra các vết nứt và xói mòn trên tường. Những người thợ xây phải thường xuyên làm việc và sửa chữa để giữ cho nó không bị đổ vỡ.
Hằng năm, các thợ xây vẫn phải sửa chữa, bồi đắp lại để giúp tòa tháp vững vàng trước các tác động từ môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!