Khám phá

Đòi đấu kiếm với vợ cũ để giải quyết tranh chấp pháp lý

Một người đàn ông Mỹ đã yêu cầu thẩm phán cho phép đấu kiếm với vợ cũ và luật sư của cô ngay tại phiên tòa để giải quyết tranh chấp pháp lý.

Chùm ảnh màu về Buôn Ma Thuột năm 1992 khác lạ qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức / Độc đáo hiện tượng “lạ”, thực vật mang thai rồi “đẻ con”

Chú thích ảnh
Người đàn ông yêu cầu thẩm phán cho phép giải quyết tranh chấp ly hôn bằng việc đấu kiếm. Ảnh: The Guardian

Trang The Guardian (Anh) đưa tin ông David Ostrom (40 tuổi) sống tại thành phốPaola, bang Kansas (Mỹ) đã cho biết trongphiên tòa ngày 3/1 rằng vợ cũ của ông là bà Bridgette Ostrom (38 tuổi) sống tại Harlan, bang Iowa và luật sư của bà Matthew Hudson đã “hủy hoại ông”.

“Thẩm phán có quyền để cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp bằng việc đấu kiếm tại phiên tòamột cách hợp pháp”, ông David Ostrom nói và cho rằng việc xét xử bằng một trận đấu kiếmkhông bị luật pháp Mỹ ngăn cấm hoặchạn chế một cách rõ ràng. Người đàn ông nàycũng yêu cầu thẩm phán cho ông thời gian 12 tuần để chuẩn bị một thanh kiếm samurai Nhật Bản.

Ông Ostrom nói tờ The Des Moines Register rằng đề nghị này của ông xuất phát từ sự thất vọng với luật sư của vợ cũ. Được biết, ông Ostrom và bà Bridgette Ostrom đang tranh chấp các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con, thăm hỏi và các khoản thanh toán thuế tài sản.

“Tôi nghĩ rằng mình đã đáp trả sự vô lý của luật dư Hudson bằng một hành động tương tự”, ông nói và cho biết vợ cũ của ông có thể nhờ Hudson làm người đứng ra đấu kiếm thay bà.

Tuy nhiên, vị luật sư này đã phản ứng lại rằng cuộc đấu kiếm tay đôi có thể gây chết người, hậu quả này “vượt xa những vấn đề về thuế tài sản và quyền nuôi con mà họ đang tranh chấp”. Ông Hudson đã yêu cầu thẩm phán từ chối đề xuất xét xử bằng trận đấu kiếm.

 

Trước yêu cầu kỳ lạ của bên tố tụng, thẩm phán Craig Dreismeier cho biết trong hồ sơ của mình rằng ông sẽ không vội vàng đưa ra bất kỳquyết định nào.

“Cho đến khi các bước tố tụng được thực hiện, tòa án này sẽ không đưa raphản ứng gì thêm liên quan đến bất kỳ động thái, ý kiến phản đối hoặc kiến nghị nào được đệ trình bởi một trong hai bên tại thời điểm này”, thẩm phán Dreismeier nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm