Khám phá

Đội thủy quân độc nhất vô nhị của Việt Nam khiến giặc sợ ‘vỡ mật’, được danh tướng hàng đầu chỉ huy

Sử sách nước ta lưu danh một nhân vật đặc biệt, có biệt tài về bơi lội là Yết Kiêu. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông, Yết Kiêu là vị tướng có công lớn, đóng góp rất nhiều.

Lưu Bị cướp trắng 5 vạn quân của Tào Tháo, tại sao đội quân này không phản kháng mà lại ngoan ngoãn theo Lưu Bị? / Đệ nhất mãnh tướng của đội quân Tào Ngụy, từng 3 lần giao đấu bất phân thắng bại với Quan Vũ là ai?

Sử sách nước ta lưu danh một nhân vật đặc biệt, có biệt tài về bơi lội là Yết Kiêu. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông, Yết Kiêu là vị tướng có công lớn, đóng góp rất nhiều. Yết Kiêu vốn dĩ là gia nô của Trần Hưng Đạo, tên thật là Phạm Hữu Thế. Quê ông ở làng Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).

yet-kieu-1

Ảnh minh họa

Ngày bé Yết Kiêu đã phải lăn lộn kiếm sống trên sông nước, gia đình ông cũng có nghề đánh cá. Truyền thuyết kể rằng một lần nọ Yết Kiêu thấy 2 con trâu thần đi từ dưới sông lên. Cậu bé liền lấy đòn gánh đánh đuổi nó và nhặt được mấy chiếc lông trâu. Sau một hồi ngắm nghía, Yết Kiêu nóng bừng cả mặt, chạy vội lao xuống ao thì thấy nước rẽ đôi, nhưng mấy chiếc lông trâu vẫn khô ráo. Yết Kiêu liền nuốt chúng vào bụng và kể từ đó có được tài bơi lội dưới nước như cá, thân thể cường tráng.

Khi đi hầu Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu cùng Dã Tượng là 2 cận vệ trung thành, tài trí. Chính Quốc công Tiết chế triều Trần cũng phải ca ngợi 2 nhân vật này: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ 6 cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường. Yết Kiêu, Dã Tượng là cánh chim hồng hộc của ta”.

yet-kieu-2

Sau này, Yết Kiêu được giao nhiệm vụ chỉ huy đội “đặc công nước” trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông. Đội quân này sẽ lặn xuống nước, đục thuyền khiến quân giặc chìm nghỉm. Giữa mùa đông giá rét, nước lạnh như băng, họ vẫn không quản mệt nhọc mà thực hiện nghĩa vụ.

Ngày đó, cứ đêm xuống Yết Kiêu lại đưa quân lặn xuống nơi thuyền giặc neo đậu mà đục đáy thuyền. Xong xuôi họ dùng giẻ bịt lỗ lại, lấy dây nối các nút với nhau. Khi giặc đã ngủ say, quân ta giật nút lỗ khiến thuyền chìm dần. Trung bình mỗi đêm có khoảng 30 chiếc thuyền địch bị đục thủng.

 

yet-kieu-3

yet-kieu-5 (1)

Quân địch liên tiếp bị chìm như vậy thì sợ lắm, càng không hiểu nguyên do vì sao nên khiếp sợ gấp bội. Một lần không may, Yết Kiêu bị bắt được khi đang đục thuyền. Địch hỏi ông: “Nước Nam có bao nhiêu người bơi lặn giỏi như mày?”. Đáp lại, Yết Kiêu bình thản: “Nước Nam có nhiều người bơi lặn như tôi, hiện họ vẫn ẩn nấp dưới biển để đục thuyền, chỉ mình tôi vì kém cỏi nên mới bị bắt. Các ông thả tôi ra tôi sẽ đưa đến chỗ họ, tha hồ mà bắt”.

Quân địch nghe vậy thì tin theo, lấy thuyền nhẹ chở ông đi. Nhân lúc chúng không chú ý, Yết Kiêu đã nhảy xuống biển rồi lặn mất, cuối cùng về được doanh trại.

yet-kieu-4

Cho đến nay, đội quân lặn nước đục thuyền do Yết Kiêu chỉ huy vẫn là đội quân độc nhất vô nhị của sử Việt nói riêng, thế giới nói chung. Đội quân này được ví như lực lượng “đặc công nước” đầu tiên của nước ta. Việc xây dựng được một đội quân như vậy đủ cho thấy tư duy chiến thuật, mưu trí của quân dân nhà Trần.

 

Trên thực tế, nước ta với địa hình, điều kiện tự nhiên có nhiều sông ngòi, hồ biển nên rất biết cách khai thác nó. Sử sách Trung Quốc từng khen người Việt lặn giỏi, thủy chiến giỏi, dùng thuyền rất tài. Lịch sử giữ nước cho thấy ở thời kỳ nào nước ta cũng có cách áp dụng truyền thống thạo nghề sông nước vào đánh giặc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm