Khám phá

Đội quân 50.000 người của Ba Tư biến mất không dấu vết vào 2.500 năm trước, thực hư ra sao?

Sự biến mất của 50.000 quân lính Ba Tư vào thời vua Cambyses II đến nay vẫn là một bí ẩn khiến nhân loại đau đầu giải mã.

Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ

Ở Ba Tư vào thời vua Cambyses II - con trai của huyền thoại Cyrus Đại đế, tức là khoảng hơn 2.500 năm trước, đã xảy ra một sự kiện vô cùng bí ẩn. Cụ thể, năm 524 trước Công nguyên, vua Cambyses II đã đưa ra mệnh lệnh yêu cầu những người cư ngụ trong Đền thờ Amun ở ốc đảo Siwa (thường được gọi là người Ammonians) phải rời khỏi đền thờ nhưng vấp phải sự kháng cự. Để bắt họ làm nô lệ, ngài đã điều động 50.000 chiến binh thẳng tiến tới ốc đảo Siwa, quyết tâm dạy cho họ một bài học.

Một quách thế kỷ 19 miêu tả Đội quân biến mất của Cambyses II

Thế nhưng, sau 7 ngày ròng rã hành quân trên sa mạc, khi đội quân của vua Cambyses II tới được một ốc đảo có tên là El-Kharga thì một sự kiện khủng khiếp đã xảy ra: 50.000 chiến binh bỗng biến mất không chút dấu vết. Thảm họa này dù không gây ra dư chấn đối với sự cai trị và quyền lực của vua Cambyses II nhưng lại làm nảy sinh nhiều mối hoài nghi.

Chân dung vua Cambyses II

Herodotus, một nhà sử học cổ đại đến từ Hy Lạp, cho rằng trong quá trình hành quân, 50.000 chiến binh Ba Tư đã bị một cơn gió chết chóc từ phía nam với sức mạnh khủng khiếp nhấn chìm họ bằng trận bão cát lớn. Sự việc xảy ra nhanh đến mức những người trong đội quân không kịp ứng phó. Kể từ khoảnh khắc biến mất, những người lính xấu số không bao giờ được tìm thấy nữa, ký ức về họ cũng tan biến theo chẳng bao lâu sau đó. Một giả thiết khác của nhà sử học Herodotus đó là đội quân đội bị lạc trong sa mạc Sahara rộng lớn và biến mất từ đó.

Ốc đảo Siwa

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ học tìm thấy ở nơi các chiến binh Ba Tư biến mất một số hiện vật hài cốt, bình chôn một nửa,... Đặc biệt, sự xuất hiện của một tảng đá lớn được cho là nơi các chiến binh trú ẩn tạm thời để tránh bão cát. Người ra còn dùng máy dò kim loại định vị phát hiện đượcnhiều đầu mũi tên và dao găm bằng đồng có niên đại từ thời Cambyses. Tuy nhiên đây có phải là tàn tích của 50.000 chiến bình Ba Tư hay không thì không ai dám khẳng định chắc chắn.

Vào năm 1996, các nhà khoa học tự tin công bố họ đã giải mã được bí ẩn về sự biến mất của đội quân trên. Theo đó, tất cả binh lính thực sự đã bị bão cát nuốt chửng. Điều này đánh dấu bước thụt lùi trong sự nghiệp cai trị của vua Cambyses II, cảnh báo về quyền lực của vị vua này lúc bấy giờ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm