Đột nhập căn cứ luyện ‘chiến binh bầu trời' có thể bay hàng nghìn km ở TP HCM
Giải mã lời nguyền chết chóc bí ẩn xung quanh bức tranh nổi tiếng "Cậu bé khóc" / Chuyện ướp xác vua chúa trong 65 ngày qua bút ký người nước ngoài
Từ những năm 2000, bộ môn bồ câu đua đã xuất hiện tự phát tại cộng đồng người chơi bồ câu tại TP.HCM . Khoảng năm 2009, hội nhóm “Bồ câu Sài Gòn” mới bắt đầu thành lập. Từ đó, những giải đấu bắt đầu tổ chức chuyên nghiệp hơn.
Để đạt tiêu chuẩn trở một “chiến binh bầu trời” theo quy định của hội, ngay từ lúc 5-6 ngày tuổi, bồ câu đua đã được đeo những chiếc kiềng mang mã số định danh.
Kiềng đeo được hội cung cấp thường có tên hội tổ chức giải đua, số năm, số thứ tự của những chiến binh tương lai. “Những chiếc kiềng này vừa là tên gọi, vừa giúp Hội tổ chức giải đấu xác định rõ ràng danh tính thí sinh, đảm bảo được tính công bằng cho mỗi cuộc đua. Không có kiềng đeo, những chú bồ câu sẽ không được tham dự thi đấu”, anh Tô Chấn - hội trưởng Bồ câu Sài Gòn cho biết.
Bên cạnh việc đeo kiềng, khi chính thức tham gia giải đấu, các “chiến binh” thường được ban tổ chức kiểm tra để ghi lại màu lông, màu mắt, cân nặng. Sau đó, họ sẽ đóng dấu mộc lên cánh của những chú chim như một cam kết đã kiểm tra kỹ càng để sẵn sàng chặng đua.
Để đảm bảo tính công bằng, ban tổ chức còn dán một chiếc tem bí mật lên kiềng dưới chân chim. Anh Mành - một người có kinh nghiệm gần 10 năm trong bộ môn đua bồ câu chia sẻ: “Khi bồ câu bay trở về căn cứ, người chơi sẽ cạo lớp vảy bạc trên chiếc tem ra. Ẩn dưới đó là những chữ số tương ứng với số thứ tự đã được ban tổ chức chuẩn bị sẵn trong chiếc hòm kín. Sau khi thông báo đến ban tổ chức bằng hình thức tin nhắn, người tham gia cần mang “chiến binh” của mình đến địa điểm tập kết ban đầu để xác định kết quả”.
Anh Tô Chấn cho biết: “Thường người tham gia sẽ mang bồ câu đến và tập kết tại hội Sinh vật cảnh. Chim sau khi kiểm tra sẽ được cho vào nài (chiếc giỏ đựng) được ban tổ chức chuẩn bị trước. Toàn bộ “chiến binh” sẽ được di chuyển bằng xe hoặc tàu hỏa để đến điểm thả. Từ lúc mở cửa lồng là lúc bắt đầu hành trình chinh phục của các chú chim bồ câu, thời gian dự thi cũng được tính từ thời điểm đó”.
Trước mỗi cuộc đua, người tham gia cần dành thời gian cho để tập luyện cho bồ câu đua. Sau khi huấn luyện cho chúng biết cách xác định đường về nhà, thì sẽ huấn luyện để bay đua. Khi chim được 4 - 5 tháng tuổi, người nuôi sẽ cho chim tập luyện ở những khoảng cách gần như từ Củ Chi hoặc Bình Chánh về chuồng. Sau đó sẽ tăng khoảng cách xa hơn như Đồng Nai, Bình Thuận, Khách Hòa ...
Khi được hỏi về cách mà những “chiến binh” có thể tìm về “căn cứ” của mình, anh Tô Chấn chia sẻ: “Chim bồ câu có một đặc tính vô cùng đặc biệt. Chúng có khả năng xác định phương hướng rất giỏi, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng cũng tự tìm được đường về nhà. Thế nên, cách thức hoạt động của giải đấu cũng dựa trên đặc tính này. Khi thả chúng ở một nơi xa lạ, những “chiến binh” luôn tìm cách trở về chuồng”.
Trung bình từ lúc tập luyện đến lúc tham gia thi đấu, chỉ còn khoảng 30-50% số bồ câu có thể sống sót về đích. Chặng hành trình nào những chú bồ câu cũng gặp phải khó khăn như nghịch gió, chim có thể bị bắn, bị chim cắt, diều hâu quắp trên đường bay… nhưng chúng không bao giờ bỏ cuộc.
Tại căn cứ Mành Lửa 105 ở quận Bình Tân (TP. HCM), những “chiến binh” phải trải qua quá trình luyện tập và chăm sóc sức khỏe kỹ càng để chuẩn bị cho những cuộc đua dài hàng nghìn km.
Bồ câu đua được theo dõi sức khỏe và tiêm thuốc đầy đủ. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng là một công việc quan trọng. Vào 14h mỗi ngày, anh Mành tự tay chuẩn bị hơn 2 kg thức ăn cho từng chú chim của mình. Thức ăn gồm những loại như ngũ cốc, lúa, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ... Chúng đều được bảo quản sạch sẽ và lựa chọn loại phù hợp nhằm cung cấp tối đa năng lượng cho những chú chim.
Với mỗi người nuôi bồ câu đua, bên cạnh việc chăm sóc, huấn luyện thì công việc của họ còn là những "nhà nghiên cứu". Họ theo dõi sức khỏe, lai giống giữa các chủng bồ câu bằng bảng nhật ký theo năm. “Tự tay chuẩn bị, chăm sóc, huấn luyện, làm tất cả mọi thứ, cuối cùng tôi chỉ mong được thấy những chiến binh của mình trở về nhà sau mỗi chặng đua hàng nghìn cây số”, anh Mành tâm sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào