Dù biết là khó thành nhưng vì sao Gia Cát Lượng vẫn 6 lần xuất quân phạt Bắc?
Tam Quốc vào những năm 228-234 xảy ra cuộc chiến giữa hai nhà Thục - Ngụy, hay còn gọi là "Lục xuất Kỳ Sơn" để chỉ việc 6 lần tiến quân phạt Bắc của Gia Cát Lượng. Kết quả cuối cùng quân Thục thất bại, Gia Cát Lượng cũng vì hao tâm tận lực mà lâm bệnh qua đời.
Thực chất Gia Cát Lượng đã sớm hiểu rằng chiến dịch đánh ngụy khó thành nhưng vì sao ông vẫn quyết tâm tiến quân?
Thứ nhất, tấn công chính là phương pháp phòng ngự hiệu quả nhất. Sau lần đánh Đông Ngô thất bại của Lưu Bị, quân Thục chịu tổn thất nặng nề. Về nhân khẩu, kinh tế, quân bị, nhà Thục đều không thể sánh bằng nhà Ngụy.
Lúc này nếu Thục quân cố thủ một chỗ, thì quân lực cũng dần bị báo mòn theo thời gian trước sự tấn công kẻ địch, vì vậy chủ động tấn công sẽ vừa đảm bảo được an toàn hậu phương vừa có thể hi vọng xuất hiện biến cố để dành được thắng lợi.
Lý do thứ hai là có thể biến khu vực của kẻ địch thành chiến trường, giúp địa phận Thục Hán không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.
Để chiến sự diễn ra trên lãnh thổ kẻ địch, có thể gia tăng thiệt hại về tài nguyên và nguồn lực của kẻ địch. Đồng thời có thể đưa kẻ địch vào thế chống đỡ, mất điều kiện tấn công, như vậy hậu phương có thể tiếp tục phát triển, ít nhất cũng có thể giúp quốc gia không quá nhanh chóng bị diệt vong.
Đây mới là "chân tướng" thực sự của chiến dịch phạt Bắc. Đại quân Thục Quốc tiến đánh phương Bắc có thể nói là "dùng chiến dưỡng chiến". Ngoài việc chỉ bị tổn thất ít binh mã tại Nhai Đình thì quân Thục hầu như không chịu bất cứ tổn hại gì quá nặng nề, thậm chí còn di chuyển được quân dân tại 3 quận Thiên Thủy, An Nam và An Định về Hán Trung.
Gia Cát Lượng hoàn toàn có lý khi chủ động tiến quân, đặt chiến trường tại lãnh thổ kẻ địa, giúp Thục Quốc không phải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến.
Lý do tiếp theo là tăng cường liên minh phá địch, ngăn chặn nội đấu. Chính quyền Thục Hán có thế lực yếu nhất trong "thế chân vạc". Ngoài việc cùng Tào Ngụy tranh đoạt thiên hạ, Thục Hán còn phải đề phòng bị Đông Ngô đâm nhát dao vào sau lưng.
Nguy hiểm hơn nữa là nội bộ nhà Thục tồn tại mâu thuẫn có thể làm chính quyền Thục Hán sụp đổ trong chớp mắt, đó là mâu thuẫn giưũa Kinh Châu và Ích Châu. Vì thế Thục Hán cần một mục tiêu chung để tăng cường liên minh phá địch, ngăn chặn nội đấu, vậy nên Gia Cát Lượng dù biết là không đánh thắng nhưng vẫn phải cắn răng xuất binh tiến đánh phương Bắc.
Lý do cuối cùng đó là gây sức ép, khiến Tào Ngụy không dám tùy ý xuất quân diệt Thục. Những năm diễn ra chiến tranh Thục - Ngụy cũng là giai đoạn chuyển giao 2 thế hệ của chính quyền Tào Ngụy.
Nhà Ngụy vừa phải củng cố nội chính vừa phải ứng phó với cuộc tiến công của nhà Thục, dẫn đến quân lực phải chịu những tổn thất rất lớn. Vì thế sau khi Gia Cát Lượng qua đời một vài năm, nhà Ngụy không phát động bất kỳ một cuộc chiến nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm