Du khách bắt được cá hiếm có đôi mắt khổng lồ lồi to như bóng đèn
Quái vật hồ Loch Ness có thể là lươn hoặc cá chình? / Phát hiện trăn khổng lồ có thể nuốt trọn cá sấu trưởng thành sống ngay dưới nhà
Oscar Lundahl, 19 tuổi, đang cố bắt một con cá bơn xanh, thì bất ngờ thấy một con cá khác thường đang bơi ở cuối dòng ngoài khơi bờ biển Andoya, Na Uy.
Dành tới 30 phút quay cuồng với con cá, cuối cùng con vật mới chịu cắn dây câu. “Tôi chỉ cảm thấy có điều gì đó lạ thường, nhưng rồi bất ngờ khi nhấc cần câu lên bờ:, Lundahl nói.

Con cá kỳ dị với đôi mắt lồi khổng lồ.
Đó là một con cá có vẻ ngoài rất đặc biệt với đôi mắt to khổng lồ, lồi ra ngoài như bóng đèn, hoàn toàn không cân xứng với cơ thể bé nhỏ của nó. Theo một cần thủ ở khu vực Bắc Âu, sinh vật này thuộc loài cá chuột, họ hàng của loài cá mập với niên đại 300 triệu năm.
Tên Latin của loài cá hiếm này là Chimaeras Monstrosa Linnaeus. Được biết, tên gọi này có nguồn gốc từ quái vật trong thần thoại Hy Lạp với đầu sư tử và đuôi rồng.
Đây là loài cá thường sống trong vùng nước rất sâu nên hiếm khi bắt được. Chúng sở hữu đôi mắt lồi to để nhìn được khu vực tối om dưới đại dương. Rất đáng tiếc, khi đưa lên khỏi bề mặt nước, con cá đã chết do áp suất thay đổi cực độ.
Không muốn lãng phí, vị khách người Na Uy đành mang con cá về nhà chiên giòn. “Dù vẻ ngoài xấu xí nhưng nó rất thơm ngon. Thịt khá giống cá tuyết, nhưng ngon hơn”, anh Lundahl.
Dù kỳ dị nhưng loài cá chuột này không gây hại cho con người. Chúng chủ yếu ăn các loài giáp xác như cua, ốc biển, nghêu…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'