Đức có thực sự phá hoại chiến hạm hàng đầu của Nga trong Thế chiến I?
‘Audiovirus’ - virus mới cực độc đe dọa tàu chiến Mỹ / Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu chiến hiện đại
Ngày 2/10/1916, người dân sống ở Sevastopol (thành phố duyên hải ở Crimea, cách Moscow 1.800km) choàng tỉnh giấc khi tiếng nổ lớn phát ra từ ngoài cảng. Sau đó, người ta thấy một đám cháy khủng khiếp và khói đen bốc lên từ Imperatritsa Mariya, chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đang neo đậu tại cảng.
“Tôi xác nhận rằng các thủy thủ đã làm mọi điều có thể để cứu con tàu”, Đô đốc Alexander Kolchak, người đứng đầu Hạm đội Biển Đen, đã viết như vậy trong báo cáo sau đó.
Chiến hạm hàng đầu của Nga ở Biển Đen phát nổ và chìm xuống biển trong sự ngỡ ngàng. Ảnh: Antin Romanov. |
Sự thật là: hàng trăm thủy thủ đã vội vàng tìm cách dập tắt ngọn lửa, nhưng vô vọng. Liên tiếp 25 tiếng nổ sau đó khi lửa lan đến kho thuốc súng và 320 trong số 1.220 thành viên trên tàu đã thiệt mạng. Con tàu Imperatritsa Mariya sau đó chìm xuống đáy biển.
Sự việc là một đòn mạnh giáng vào Hạm đội Biển Đen, đặc biệt là năm 1916, khi mà Đế chế Nga đang chiến đấu trong Thế chiến I và chống lại sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen.
Vì sao Imperatritsa Mariya lại quan trọng đến thế và điều gì đã khiến nó nổ tung?
Con tàu được đặt theo tên của nữ hoàng
Câu hỏi đầu tiên rất đơn giản. Khi một chiến hạm cực mới được triển khai năm 1913, Imperatritsa Mariya (Nữ hoàng Maria - được đặt theo tên của mẹ Sa hoàng Nicholas II) thuộc loại tàu hiện đại nhất trong Hải quân đế chế Nga, chiến hạm hạng nặng. Ban đầu, loại tàu này được thiết kế ở Anh và Nga bắt đầu chế tạo nó sau khi thất bại thảm hại trong chiến tranh Nga-Nhật giai đoạn 1904-1905.
Tàu Imperatritsa Maria trước khi xảy ra sự việc. Ảnh tư liệu: RBTH. |
Với khả năng hoạt động linh hoạt và được trang bị các loại pháo tầm xa và pháo hạng nặng (mỗi tàu có thể mang được 12 đại bác cỡ nòng 305mm và 20 đại bác cỡ nòng 130mm), loại chiến hạm Imperatritsa Mariya này hoàn toàn vượt trội so với tuần dương hạm do Đức sản xuất mà đế chế Ottoman sử dụng khi đó.
Imperatritsa Mariya là viên ngọc trai của Hải quân Nga. Ở giai đoạn đầu Thế chiến I, Nga có 3 chiến hạm loại này biên chế trong Hạm đội Biển Đen, cho phép hải quân Nga có vị thế thống trị trong khu vực.
Điều tra
Mất đi chiến hạm tốt nhất cùng 320 mạng sống mà lại không phải do trúng hỏa lực và thậm chí sự việc còn ngay ở cảng của mình, Tư lệnh Hải quân ngay lập tức tiến hành cuộc điều tra do 3 quan chức cấp cao dẫn đầu, trong đó có kỹ sư hải quân Alexey Krylov, người từng thiết kế chiến hạm cho Nga.
Có 3 giải thiết lớn về nguyên nhân tàu Imperatritsa Mariya phát nổ: 1) hỏa hoạn tự xuất phát từ kho thuốc súng; 2) cháy cho lỗi con người; 3) âm mưu phá hoại của ai đó.
Sau một cuộc kiểm tra cặn kẽ, chủ yếu là thẩm vấn các nhân chứng (điều tra hiện trường là rất khó thực hiện vì con tàu đã nằm dưới đáy biển), Ủy ban điều tra chỉ có thể đi đến một kết luận mơ hồ: “Không thể đưa ra một kết luận chính xác và đầy đủ bằng chứng, chúng tôi phải đánh giá khả năng của các giả thuyết trên dựa trên những gì phát hiện được thông qua điều tra”.
Để đơn giản hóa câu chuyện, giải thuyết về âm mưu phá hoại có chủ đích đã được loại bỏ.
Đô đốc Kolchak sau đó đã báo cáo: “Tôi tin là không có sự phá hoại. Trong chiến tranh, những tai nạn như thế này đã từng xảy ra ở các nước khác như Italy, Đức và Anh...”.
Bàn tay của Đức?
Giả thiết gây tranh cãi bất ngờ xuất hiện vào gần 20 năm sau, nhiều năm sau khi Đô đốc Kolchak bị ám sát và Joseph Stalin lãnh đạo nước Nga.
Đô đốc Alexander Kolchak, năm 1916. Ảnh tư liệu: RBTH. |
Năm 1933, Viktor Wehrmann, một công dân gốc Đức bị bắt và xét xử ở Mykolaiv (nay là Ukraine), đã khai anh ta làm gián điệp cho Đức trong Thế chiến I, và rằng anh ta đặc biệt quan tâm tới Mariya và các tàu chiến khác.
Ít nhất, đó là những gì mà Tạp chí quân sự Nezavisimoye Voyennoye Obozreniye (NVO) đã viết năm 1999, dẫn các văn bản tìm được trong kho lưu trữ của Cơ quan an ninh liên bang (FSB).
“Từ 1908, cá nhân tôi có tham gia vào công việc do thám ở các thành phố như .... Sevastopol, nơi mà kỹ sư Wieser dẫn đầu công việc tình báo”, NVO trích lời khai của Wehrmann. “Wieser có mạng lưới gián điệp của riêng mình ở Sevastopol”.
Cùng lúc đó, theo NVO, năm 1916 Wehrmann bị trục xuất về Đức và ít có khả năng dàn xếp một vụ tấn công phá hoại. Tuy nhiên, Wehrmann có thể đã huấn luyện và tổ chức để các cơ quan khác để tiến hành các vụ phá hoại như vậy. Dẫu sao, vẫn không có bằng chứng chắc chắn rằng cho giả thiết này.
Trong bối cảnh rối ren của nước Nga một năm sau đó, vụ chìm tàu Mariya đã nhanh chóng bị phủ bóng bởi các sự kiện khác lớn hơn.
Vì rất nhiều thứ đã bị phá hủy trong giai đoạn chuyển đổi của nước Nga từ 1917-1922, vụ chìm chiến hạm Imperatritsa Mariya dù là sự kiện lớn, nhưng đã trở thành một “hạt cát trên bãi biển”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?