Dùng 300 triệu mua áo cà-sa cũ nát, người đàn ông choáng váng trước bí mật ẩn giấu bên trong và duyên số hiếm có với hoàng tộc
Có một “dòng suối ngọc bích” ở Quảng Bình, nước mát hơn bình thường, bắt nguồn từ tầng địa chất triệu năm tuổi / Lào: Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại”
Năm 2020, ông Tần vừa làm việc vừa sở thích sưu tầm đồ cổ của mình. Mỗi cuối tuần, ông Tần đều đi dạo chợ đồ cổ, nếu có gặp buổi đấu giá thì chắc chắn ông đều tham gia đầy đủ.
Mặc dù ông Tần không giàu có để đấu giá, nhưng ông vẫn muốn tham gia và tìm hiểu về văn vật đồ cổ với mong muốn mở rộng kiến thức và tầm nhìn của mình. Dần dần, ông Tần đã tích lũy được vốn kiến thức rộng rãi về đồ cổ. Ông đọc rất nhiều sách về văn vật cổ đại, có sự hiểu biết nhất định về lịch sử.
Có một lần, ông Tần tham gia một buổi đấu giá rất bình thường. Vì những món đồ đấu giá lần này không hấp dẫn và ít giá trị nên người đến tham dự chỉ là những nhà sưu tầm nghiệp dư.
Trong buổi đấu giá, nhân viên có giới thiệu về một chiếc áo cà-sa cũ kĩ, giá khởi điểm là 80.000 NDT (hơn 280 triệu VND). Nhưng điều đáng nói là không có ai ra giá mua, vậy nên chiếc cà-sa đã bị thu hồi. Duy chỉ có ông Tần cảm thấy vô cùng thích thú với chiếc áo cà-sa này và cho rằng nó không hề đơn giản như vậy.
Sau khi buổi đấu giá kết thúc, ông Tần bắt đầu gom tiền, bao gồm 40.000 NDT (hơn 140 triệu VND) của ông và mượn thêm 50.000 NDT (hơn 176 triệu VND) của bạn bè. Sáng hôm sau, ông Tần đã tìm đến công ty đấu giá.
Đối với một công ty đấu giá thì có người đến mua sản phẩm quả là một chuyện tốt, nhưng cái giá cho chiếc áo cà-sa này không phải như giá khởi điểm là 80.000 NDT (hơn 280 triệu VND). Sau đó, thông qua thương lượng từ đôi bên, ông Tần đã tiêu hết toàn bộ tiền trong thẻ là 90.000 NDT (hơn 317 triệu VND) để sở hữu chiếc áo cũ kĩ kia.
Ông Tần mang áo cà-sa về nhà, vợ ông đã điên tiết và trách mắng ông làm chuyện vô bổ vì đã tiêu hết tiền vào thứ đồ rách nát. Ngược lại, ông Tần không hề cảm thấy như vậy và luôn cho rằng chiếc áo này không chỉ đơn giản có giá 90.000 NDT (hơn 317 triệu VND). Thế nhưng, đó chẳng qua cũng chỉ là trực giác mách bảo mà thôi.
Trong quá trình nghiên cứu, ông Tần đã đã phát hiện ẩn bên trong lớp cà-sa cũ kĩ là một tấm vải chỉ vàng chi chít kinh văn. Vì để làm rõ xuất xứ của tấm vải vàng kim này, ông Tần đã tìm đến Đại sư Hoằng Đạo của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc để nhờ hỗ trợ. Không ngờ rằng, kết quả giám định của Đại sư Hoằng Đạo đã khiến ông Tần hoàn toàn kinh ngạc.
Chiếc áo cà sa
Thì ra đây không phải là tấm vải thông thường, nó chính là tấm khăn liệm đắp lên người của Hoàng đế Càn Long. Kinh văn được thêu bên trên chính là "Kinh Đà La Ni" hay còn gọi là Chú Đại Bi.
Từ Hi Thái hậu khi qua đời cũng được mai táng cùng loại khăn liệm thêu Kinh Đà La Ni này. Điều càng bất ngờ hơn, tấm khăn liệm của Hoàng đế Càn Long được thêu bản Kinh Đà La Ni hoàn chỉnh hơn cả khăn liệm của Từ Hi.
Chỉ ba năm sau, ông Tần đã bán đấu giá chiếc khăn liệm thêu Kinh Đà La Ni này với cái giá trên trời 72 triệu NDT (hơn 254 tỷ VND), vượt xa số tiền mà ông đã mua tấm vải cũ kĩ ban đầu. Ba năm kế tiếp, chiếc khăn liệm thêu Kinh Đà La Ni lại một lần nữa được đưa ra đấu giá. Cuối cùng, chiếc khăn liệm được bán với giá 130 triệu NDT (hơn 458 tỷ VND).
Vậy thì chiếc khăn giá trị này tại sao lại bị "lưu lạc nhân gian" như vậy?
Được biết, chiếc khăn liệm này được đặt làm bởi nhà Phật Tây Tạng dành riêng cho Hoàng đế Càn Long. Chiếc khăn liệm có tên "Tấm chăn thêu kinh Đà La Ni", được thêu dệt từ chất liệu tơ tằm quý báu đáng giá ngàn vàng. Ngoài ra, khăn liệm được thêu kinh văn và họa tiết độc đáo. Theo đó, một người phải mất ba năm mới có thể thêu xong chiếc khăn hoàn chỉnh.
Sau khi Từ Hi và Càn Long qua đời, hai người đều được mai táng ở lăng Thanh Đông cùng với vô số châu báu ngọc ngà quý giá. Nhưng đến cuối cùng, chúng đã bị tên trộm mộ khét tiếng Tôn Điện Anh cướp đi mất.
Nhưng đáng tiếc là Tôn Điện Anh có mắt như mù, chỉ hứng thú với những thứ đồ trân châu lục bảo, chứ không hề ngó ngàng đến tấm khăn liệm đắp trên người Hoàng đế Càn Long.
Băng trộm mộ cho rằng đây như là một tấm thảm chùi chân hơi "đẹp" một chút mà thôi, không hề đáng giá. Hơn nữa, đối với những tên trộm mà nói, chiếc khăn liệm của người chết là một vật không may mắn, mang lại vận xui.
Sau đó, chiếc khăn liệm đã bị lưu lạc cho đến khi đột nhiên xuất hiện ở buổi đấu giá tầm thường mới đây. Sự phát hiện của chiếc khăn liệm thêu Kinh Đà La Ni của Hoàng đế Càn Long có giá trị to lớn trong giới khảo cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo