Khám phá

Dùng Ai “vẽ” chân dung Phú Sát hoàng hậu, Lâm Đại Ngọc và cái kết không như phim ảnh

Nhiều cư dân mạng cho rằng, AI đã phục dựng chân dung Phú Sát hoàng hậu và nàng Lâm Đại Ngọc khác nhiều so với trên phim ảnh.

8 sự thật thú vị về Gia Cát Lượng - nhà quân sự chiến lược vĩ đại thời Tam Quốc / Quạt lông vũ rất bình thường nhưng vì sao lúc nào Gia Cát Lượng cũng cầm trên tay, đến lúc chết cũng không chịu rời xa?

Kể từ khi trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng rộng rãi, nhiều vấn đề trước đây chưa giải quyết được nay đã trở nên dễ dàng hơn. AI đang không ngừng phát triển và được ứng dụng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống. Trí tuệ nhân tạo cũng đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển mọi mặt của các ngành như y tế, văn hóa, kinh tế xã hội và cả nghệ thuật.

Chân dung các nhân vật nổi tiếng lịch sử được AI phục dựng đã giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu của các chuyên gia. (Ảnh: Sohu)
Chân dung các nhân vật nổi tiếng lịch sử được AI phục dựng đã giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu của các chuyên gia. (Ảnh: Sohu)

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội và cả báo chí, nhiều bài viết về những hiệu quả mà AI tạo ra đã được chia sẻ. Riêng đối với lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử, AI đã đem đến nhiều thành công bất ngờ. Điển hình như các chuyên gia nhờ có AI đã khôi phục và tạo ra những bức hình chân dung đẹp của các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Nhờ có những bức hình phục dựng này, việc nghiên cứu của các chuyên gia lịch sử đã thay đổi rất nhiều.

Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng Ai để “vẽ lại” khuôn mặt của một số nhân vật lịch sử nổi tiếng như hoàng đế Quang Tự, Phù Sát hoàng hậu hay nàng Lâm Đại Ngọc của “Hồng lâu mộng”… Những bức ảnh này sau khi đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút lượng quan tâm rất lớn từ các cư dân mạng. Hãy cùng ngắm nhìn chân dung của họ nhé!

1. Hoàng đế Quang Tự

Hoàng đế Quang Tự hay còn gọi là Thanh Đức Tông (1871 – 1908) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1875 đến năm 1908 chỉ với một niên hiệu là Quang Tự nên thường được gọi là Quang Tự Đế.

Quang Tự Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Điềm. Tháng 6 năm Đồng Trị thứ 14 (1875), Đồng Trị Đế qua đời không con. Triều đình họp nghị chính để chọn ra người kế vị. Sau khi thống nhất, Từ An và Từ Hi Thái hậu hạ chỉ đưa Tải Điềm vào cung, chọn làm con nối nghiệp Hàm Phong Đế. Ngày 1 tháng 6, Tái Điềm lên ngôi khi đó chỉ mới 4 tuổi. Quang Tự làm Hoàng đế chỉ là hư vị, mọi quyền hành đều nằm trong Từ Hi thái hậu do bà có ảnh hưởng quá lớn trong triều đình. Cuối cùng, ông qua đời ngày 14/11/1908, hưởng thọ 38 tuổi.

 

Hình ảnh hoàng đế Quang Tự do AI phục dựng. (Ảnh: Sohu)
Hình ảnh hoàng đế Quang Tự do AI phục dựng. (Ảnh: Sohu)

Từ bức tranh gốc, AI đã dựng lại hình ảnh của hoàng đế Quang Tự. Hình ảnh hoàng đế trong bức ảnh do AI tạo ra chi tiết tới từng nốt ruồi trên mặt. Vị hoàng đế có một khuôn mặt điển trai, đôi mắt sáng, đôi môi cong và cặp chân mày rất sắc nét.

2. Phú Sát hoàng hậu

Phú Sát hoàng hậu hay còn gọi là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu (1712 – 1748) là một người được hoàng đế Càn Long yêu thương hết mực. Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu từ vị trí Đích Phúc tấn của Càn Long Đế, được chỉ định trở thành Hoàng hậu danh chính ngôn thuận. Bà xuất thân từ danh tộc Phú Sát thị ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Trong suốt thời gian tại vị Hoàng hậu, bà nổi tiếng là một người hiền hậu, thi hành tiết kiệm hợp lý, lại có tiếng khoản đãi hậu cung rộng lượng và ôn hòa, giúp đỡ Càn Long Đế chuyện nội đình, được hậu thế tán dương. Bà hạ sinh 4 người con cho hoàng đế Càn Long.

Chân dung của Phù Sát hoàng hậu được vẽ bởi các họa sĩ thời Càn Long. (Ảnh: Sohu)
Chân dung của Phú Sát hoàng hậu được vẽ bởi các họa sĩ thời Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu khi chu du Đông tuần cùng Càn Long Đế đã qua đời tại Đức Châu. Cái chết của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu là một đả kích đối với Càn Long Đế, ông dùng cả đời truy điệu, tổ chức một đại tang long trọng, lại từ lễ tang ấy trách cứ hàng loạt tông thân cùng đại thần, gây nên một nỗi kinh hoàng chưa từng có trong triều đình thời Càn Long.

Hoàng hậu Phù Sát do AI phục dựng với vẻ đẹp dịu dàng, đầy khí chất quý tộc. (Ảnh: Sohu)
Hoàng hậu Phú Sát do AI phục dựng với vẻ đẹp dịu dàng, đầy khí chất quý tộc. (Ảnh: Sohu)

Chân dung của Phú Sát hoàng hậu được AI phục dựng khiến người khác vừa nhìn đã mê mẩn với vẻ đẹp dịu dàng, đầy khí chất của bà. Bà có một khuôn mặt vô cùng khả ái, các đường nét đều thanh tú. Trên môi luôn nở nụ cười, chẳng trách Phú Sát hoàng hậu luôn giữ một vị trí quan trọng trong trái tim của hoàng đế Càn Long. Có ý kiến cho rằng, Phú Sát hoàng hậu trong bức ảnh do AI phục dựng khác hẳn với các diễn viên đóng vai của bà trên phim ảnh.

 

3. Tuệ Hiền Hoàng quý phi

Tuệ Hiền Hoàng quý phi hay còn được biết đến là Cao quý phi (1711 – 1745) xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Xuất thân từ Thượng tam kỳ Bao y, nên gia đình của bà chịu sự quản lý của Nội vụ phủ, gọi là Nội vụ phủ Bao y. Do gia đình của họ Cao nhiều thế hệ làm quan cao, nên hôn nhân trong gia tộc cũng được chăm chút. Vào thời Ung Chính, Ung Chính Đế cho tuyển Cao thị nhập cung hầu hạ Bảo Thân vương Hoằng Lịch, danh phận "Sử nữ” nghĩa là hầu gái, đồng dạng với Cách cách. Năm Ung Chính thứ 12 (1734), Cao thị được đích thân Ung Chính Đế ra chỉ tấn thăng làm Trắc Phúc tấn, địa vị chỉ dưới duy nhất Đích Phúc tấn Phú Sát thị và đồng vị với Trắc Phúc tấn Na Lạp thị.

Sau này khi Càn Long lên ngôi, bà được phong làm Quý phi. Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (tức ngày 23 tháng 2 dương lịch), Quý phi Cao thị hấp hối, Càn Long Đế ra chỉ dụ nâng lên thành Hoàng quý phi.

Cao quý phi dưới con mắt của AI cũng đẹp không kém các minh tinh nổi tiếng ngày nay. (Ảnh: Sohu)
Cao quý phi dưới con mắt của AI cũng đẹp không kém các minh tinh nổi tiếng ngày nay. (Ảnh: Sohu)

Căn cứ vào tranh vẽ từ thời xưa, AI đã phục dựng lại chân dung của Cao quý phi vô cùng chân thực. Bà có một chiếc mũi và khuôn miệng nhỏ xinh cùng đôi mắt rất đẹp. Với vẻ đẹp này, nếu ở thời hiện đại, ta có thể tin rằng bà sẽ là một nữ minh tinh nổi tiếng.

4. Lâm Đại Ngọc

 

Lâm Đại Ngọc tên tự là Tần Tần, là nhân vật hư cấu, một trong bộ ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, tác giả Tào Tuyết Cần. Nàng là con duy nhất của Lâm Như Hải và Giả Mẫn. Lâm Đại Ngọc không phải có nghĩa là viên ngọc lớn quý giá như nhiều người lầm tưởng. Tên nàng mang ý nghĩa là "hòn ngọc đen" đối lập với "chiếc trâm vàng" Bảo Thoa.

Nàng Lâm Đại Ngọc do họa sĩ Bạch Bá Hoa vẽ từ những câu miêu tả trong tiểu thuyết. (Ảnh: Sohu)
Nàng Lâm Đại Ngọc do họa sĩ Bạch Bá Hoa vẽ từ những câu miêu tả trong tiểu thuyết. (Ảnh: Sohu)

Trong tiểu thuyết, Lâm Đại Ngọc là một trong ba nhân vật chính của tiểu thuyết. Nàng là con gái Lâm Như Hải và Giả Mẫn, cháu ngoại Giả Mẫu, cháu ruột Giả Xá, Giả Chính, em họ của Giả Nguyên Xuân, Lý Hoàn, Giả Bảo Ngọc, Giả Thám Xuân, Giả Hoàn, Giả Liễn, Vương Hy Phượng, Giả Nghênh Xuân. Đại Ngọc là cháu ngoại Giả mẫu, sau khi cha mẹ mất, Đại Ngọc đến sống ở nhà ngoại là Vinh Quốc phủ. Đại Ngọc xinh đẹp, tài hoa, nhưng lại đa sầu đa cảm, thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, về sau chết trong sầu bi u uẩn.

Nàng Lâm Đại Ngọc do AI
Nàng Lâm Đại Ngọc do AI "vẽ" quả xứng danh là đại mỹ nhân. (Ảnh: Sohu)

Dựa vào câu miêu tả về Lâm Đại Ngọc trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng “đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau” , họa sĩ tài ba Bạch Bá Hoa đã vẽ nên chân dung của nàng. Và cũng từ bức tranh này, AI đã khôi phục lại gương mặt của Lâm Đại Ngọc. Quả thực, bức ảnh chân dung của Lâm Đại Ngọc khiến ai nấy đều phải công nhận nàng xứng đáng được mệnh danh là mỹ nhân đẹp nhất trong Hồng Lâu Mộng. Thậm chí, nhiều cư dân mạng còn cho rằng nàng Lâm Đại Ngọc do AI “vẽ”ra còn đẹp hơn cả các phiên bản trong phim ảnh do các diễn viên đảm nhận.

- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm