Hoàng đế Chu Nguyên Chương: Tiểu sử và bí ẩn lăng mộ Minh Thái Tổ
Chu Nguyên Chương - hoàng đế đẩy nhà Minh vào cuộc khủng hoảng tiền tệ / Chu Nguyên Chương - hoàng đế đẩy nhà Minh vào cuộc khủng hoảng tiền tệ
Chu Nguyên Chương là người sáng lập ra triều đại nhà Minh và cũng được xem là một trong những hoàng đế lập được nhiều công trạng lớn với lịch sử đất nước Trung Quốc.
1.1. Chu Nguyên Chương đến từ đâu?Nguyên quán của Chu Nguyên Chương là ở Tứ Châu, nay là huyện Hu Dị, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sau đó gia đình ông di chuyển về huyện Chung Ly ở Hào Châu, nay là huyện Phụng Dương thuộc tỉnh An Huy.
Chu Nguyên Chương có xuất thân từ một gia đình bần nông nghèo khổ. (Ảnh: Sohu)
Gia đình ông thuộc tầng lớp nghèo khổ, vốn chỉ là tá điền chăn bò, chăn dê cho địa chủ. Năm Chu Nguyên Chương 16 tuổi, vì dịch bệnh, người thân trong gia đình ông lần lượt ra đi. Từ đó, ông lưu lạc khắp nơi, trải qua nhiều thăng trầm và sống một cuộc sống đầy gian khổ.
1.2. Năm sinh và năm mất của Chu Nguyên ChươngChu Nguyên Chương sinh ngày 21 tháng 10 năm 1328 và mất ngày 24 tháng 6 năm 1398. Cha mẹ của Chu Nguyên Chương có tới 8 người con nhưng sau này chỉ còn 6 người. Chu Nguyên Chương khi nhỏ không có tên họ mà chỉ được gọi là Trùng Bát vì ông là con út trong nhà.
Năm 1352, ông gia nhập vào đội quân của Quách Tử Hưng và đổi tên thành Chu Nguyên Chương. Nhờ vào tài trí của mình, ông từ một kẻ bần nông mà trở thành một Tả phó Nguyên soái của Hồng Cân quân (đội quân khăn đỏ). Sau này, ông đưa quân đi Bắc phạt và chiếm được nhiều vùng đất lớn.
Tới tháng Giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh và xưng đế. Cũng cùng năm đó, ông đánh chiếm Đại Đô của nhà Nguyên và thống nhất Trung Hoa. Sau hơn 30 năm trị vì, ông mất khi được 71 tuổi.
Chu Nguyên Chương nhờ tài trí của mình đã đứng lên cầm quân lật đổ nhà Nguyên và sáng lập ra nhà Minh. (Ảnh: Sohu)
Chu Nguyên Chương qua đời và được truy tôn miếu hiệu là Minh Thái Tổ, thụy hiệu là Cao Hoàng đế. Ông được chôn ở Hiếu Lăng, nằm ở phía nam của núi Chung Sơn thuộc thành phố Nam Kinh.
Nhắc đến nơi an nghỉ nổi tiếng của hoàng đế Trung Quốc chúng ta thường nghĩ đến lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với quy mô vô cùng lớn. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, lăng mộ Chu Nguyên Chương còn lớn hơn lăng Tần Thủy Hoàng rất nhiều lần. Thậm chí, lăng mộ của ông còn được công nhận là một trong những lăng mộ lớn nhất của thế giới.
Khu lăng mộ Chu Nguyên Chương bao trọn quả núi Độc Long và có diện tích lên tới 2.200 ha, chiều dài là 22,5 km. Lăng mộ của Chu Nguyên Chương có tới 100 nghìn cây tùng cổ được trồng và có 70 ngôi chùa được xây dựng ở bên trong đó. Lăng mộ của Minh Thái Tổ còn được gọi là Hiếu Lăng, đây là nơi hợp táng của ông cùng với hoàng hậu của mình.
Theo sử sách lưu lại, ngày an táng của Chu Nguyên Chương, triều đình đã sử dụng 13 cỗ quan tài di chuyển qua 13 cổng thành rồi bí mật đưa vào các khu vực đã định sẵn của khu lăng mộ nhưng vị trí chính xác ở đâu thì không ai được biết. Vào triều đại nhà Minh còn cai trị, tại khu lăng mộ của ông có tới 10 nghìn quân sĩ canh gác ngày đêm.
Theo trang Qulishi của Trung Quốc, khi lăng mộ của Chu Nguyên Chương được tìm thấy nó vẫn còn rất nguyên vẹn, chưa từng bị trộm, điều này rất khác lạ so với việc các ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị trộm mộ ghé thăm để lấy cắp của cải tùy táng.
Lăng mộ Chu Nguyên Chương được xác nhận là một trong những lăng mộ lớn nhất thế giới. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khảo cổ đã suy luận rằng, do lăng mộ của ông được xây dựng rất chắc chắn bên trong ngọn núi đá nên khó bị đào trộm. Hơn nữa, bên dưới nóc đỉnh của khu đặt mộ phần có vô số đá cuội và đá sỏi, rất có thể, người xưa đã sử dụng phương pháp cát chảy là chỉ cần trộm mộ đào hố sẽ bị sụp xuống hố và bị cát lấp kín để bẫy chúng.
Vì thế, họ chỉ còn cách sử dụng máy đo từ trường để kiểm tra toàn bộ lăng mộ. Sau khi quét, họ thấy rằng trong lòng núi đá Độc Long có rất nhiều kiến trúc ngầm, còn có cả địa cung nằm sâu tới vài chục mét, đường vào địa cung vẫn còn rất nguyên vẹn.
Các đường hầm này xuất phát từ 4 hướng của quả núi, chúng có chiều dài tới 120 m, rộng 6 m. Do các cửa dẫn vào đường hầm nằm ở phía dưới của các tường thành trong khu lăng mộ nên chúng rất khó bị phát hiện vì thế không bị xâm phạm. Địa cung được xây dựng mô phỏng lại theo kiến trúc của một cung điện 3 tầng. Ở khu trung tâm của địa cung còn đặt một ngai vàng dành cho hoàng đế.
Ngoài ra, máy quét còn phát hiện ra bên trong lăng mộ có vô số báu vật quý giá, khối lượng lên tới hàng trăm tấn. 4 bức tường xung quanh và trần của địa cung được trang trí bằng các bức bích họa và vật điêu khắc vô cùng tinh xảo. Ở phía trong hậu cung là nơi đặt quan tài của Chu Nguyên Chương và hoàng hậu.
Hiện nay, khu lăng mộ của Chu Nguyên Chương đã trở thành một nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước. Các nhà khảo cổ đã quyết định dựng lại toàn bộ khu lăng mộ và địa cung bằng các hình ảnh 3D và dùng nó để trình chiếu cho khách tham quan hiểu rõ hơn về quy mô vĩ đại của lăng mộ.
Lăng mộ của Chu Nguyên Chương hiện đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. (Ảnh: Sohu)
Chu Nguyên Chương được biết đến là hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh. Ông được ca ngợi vì đã đưa ra nhiều quyết sách và cải cách quan trọng giúp cho đất nước phát triển nhanh chóng. Dù không phải là người có xuất thân cao quý nhưng Chu Nguyên Chương với những đóng góp của mình, ông đã được coi là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc.
3.1. Vị hoàng đế lên ngôi từ kẻ ăn màyCó thể nói, xuất thân của Chu Nguyên Chương là kém nhất trong số các vị hoàng đế của lịch sử Trung Hoa. Như đã nêu ở trên, Chu Nguyên Chương sinh ra trong một gia đình bần nông nghèo khó, vì để kiếm tiền, gia đình ông luôn phải di chuyển tới nhiều nơi.
Vì bệnh dịch, cha mẹ và anh chị ông đều qua đời, Chu Nguyên Chương đã phải chuyển đến một ngôi chùa sinh sống.Do chùa quá nghèo không thể nuôi nên ông còn phải đi ăn mày khắp nơi để xin cơm ăn trong suốt 3 năm.Sau đó, ông mới quay về chùa đi tu trong 3 năm nữa, cùng thời điểm này ông mới có cơ hội học chữ.
Tới năm 1352, Chu Nguyên Chương gia nhập đội quân khăn đỏ của Quách Tử Hưng. Ông nhờ tài trí nhận được sự tin cậy của Tử Hưng sau đó trở thành người đứng đầu và đưa quân đi Bắc phạt. Vào tháng giêng năm 1368, ông xưng đế và lập ra triều đại nhà Minh. Sau đó, ông lật đổ nhà Nguyên và thống nhất đất nước.
3.2. Bạo quân giết chết hàng trăm nghìn ngườiTheo thống kê của các sử gia, trong suốt thời gian Chu Nguyên Chương trị vì, ông đã xử chết tới 150.000 quan lại vì tội tham nhũng. Vì sao một người đóng góp nhiều công lao như Chu Nguyên Chương lại trở nên tàn bạo như vậy?
Dù vĩ đại nhưng Chu Nguyên Chương cũng bị người dân lên án vì sự độc ác, tàn bạo của mình. (Ảnh: Sohu)
Chúng ta có thể hiểu rằng, để gây dựng nên triều đại nhà Minh, Chu Nguyên Chương tất phải có tài trí hơn người cũng như phải trả qua bao trận chiến khốc liệt. Nếu ông là người yếu đuối, dễ mềm lòng tất không thể làm nên nghiệp lớn.
Hơn nữa, Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo đói, ông đối với quan lại tham ô rất có thành kiến. Đối với việc ăn tiền, ông đã đặt ra quy định bất cứ viên quan nào ăn từ 30 lượng bạc trở lên đều sẽ bị xử tử.
Ông là người đứng lên khởi nghĩa để giành lấy giang sơn nên Chu Nguyên Chương luôn bị ám ảnh bởi việc có người sẽ tạo phản mình. Ông đã nghĩ ra kế giết mấy vạn người đã cùng mình vào sinh ra tử trước đây mà không hề nương tay. Không chỉ vậy, ông còn đối xử rất tàn nhẫn với những người phụ nữ, bao gồm cả phi tần của mình và vợ của bề tôi.
Cách mà ông ta dùng không chỉ có việc giết mà còn là các hình phạt đau đớn đến chết, vô cùng tàn bạo. Nhiều người vợ của công thần vì phản đối cách ban thưởng của ông cũng bị chết không toàn thây.
Điều này đã được các nhà khảo cổ chứng thực qua việc tìm thấy rất nhiều hài cốt của các phi tần trong lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Điều kỳ lạ là phần thân dưới của các hài cốt này bị biến dạng vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, thực tế là họ đã bị ép uống thuốc ngủ liều mạnh rồi các thái giám sẽ lấy thủy ngân rót vào một lỗ nhỏ đục ở sau đầu họ và đưa vào lăng mộ. Sau khi tỉnh dậy họ bị thủy ngân tàn phá nên chân tay mới bị biến dạng như vậy.
Trên đây là những bài viết về Chu Nguyên Chương vị hoàng đế vĩ đại được ca ngợi với nhiều đóng góp lớn cho đất nước những cũng bị hậu thế lên án vì sự độc ác, tàn bạo của mình. Hy vọng những chia sẻ này đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà