Khám phá

Đứng tim phát hiện bóng đen nấp sau cửa mộ cháu gái Võ Tắc Thiên, bí mật giấu kín ngàn năm bị phanh phui

Khi bước vào khu mộ của cháu gái Võ Tắc Thiên, các chuyên gia không khỏi sửng sốt vì phát hiện một bóng đen đứng sau cánh cửa. Cái bóng này không phải người sống mà là một thi thể.

Hiện tượng lạ: Tảng đá 'nở hoa' ở Quảng Nam / Khai quật được kho báu và những đồ vật được kỵ binh La Mã sử dụng

Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông Lý Trị sau khi qua đời đều được an táng tại Càn Lăng. Đây là khu mộ nằm trên đỉnh núi Lương Sơn, rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Được biết, phải mất 20 năm công trình này mới được hoàn thành. Bên trong nó không chỉ là nơi an nghỉ của giới hoàng tộc nhà Đường mà còn có râts nhiều món đồ xa hoa, giá trị lớn.

Xung quanh Càn Lăng có 17 lăng mộ nhỏ khác, là nơi yên nghỉ của các phi tần, người trong hoàng tộc lúc bấy giờ. Công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ, người con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển, cháu nội của Võ Tắc Thiên được chôn cất ở đây.

cong-chua-vinh-thai-7

Ảnh minh họa.

Công chúa Vĩnh Thái sinh thời rất được vua cha Lý Hiển yêu quý. Đó có lẽ là lý do mà mộ của vị công chúa này khác biệt hoàn toàn so với những công chúa khác. Nơi yên nghỉ của bà cũng được phép gọi là lăng, niềm vinh hạnh mà hiếm công chúa nào có được.

Tháng 9/1960, giới khảo cổ tiến hành khai quật lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái. Tại đây, họ sững sờ khi phát hiện một bóng đen lấp ló ngay cửa vào. Sau khi định hình, hóa ra bóng đen đó không phải người sống mà là hài cốt của một người đàn ông. Người này chết trong tư thế ngồi, bên cạnh có một chiếc rìu sắt. Dĩ nhiên hài cốt cũng đã mục nát theo thời gian và chiếc rìu cũng đã bị rỉ sét.

cong-chua-vinh-thai-3

Qua xác minh, nghiên cứu, các chuyên gia xác định người đàn ông đó là một tên trộm mộ. Nguyên nhân hắn bỏ mạng trong lăng của công chúa Vĩnh Thái là vì bị chính đồng bọn hãm hại. Điều bất ngờ không kém là dù bị bọn trộm mộ viếng thăm, nơi đây vẫn còn khá nhiều vàng, bạc, ngọc bích cùng các đồ vật tùy táng theo công chúa.

cong-chua-vinh-thai-1

Kiểm tra thông tin trên văn bia, giới khảo cổ phát hiện nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái khác hoàn toàn so với những gì sử sách chép lại. Cụ thể, trong “Tân Đường thư” cho biết, vị công chúa này cùng chồng và anh trai bị xử tử cùng nhau. Nhưng “Cựu Đường thư” thì viết, dù Võ Tắc Thiên rất tức giận khi ba người cháu dị nghị về chuyện Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông nhưng bà không trực tiếp xử họ mà giao cho thái tử Lý Hiển xử lý.

 

cong-chua-vinh-thai-4

Lý Hiển dù thương con nhưng không thể làm gì khác, đành lệnh cho Vĩnh Thái cùng chồng và anh trai phải tự kết liễu. Sau này khi lên ngôi, Lý Hiển vì thấy có lỗi với con gái nên truy phong nàng là công chúa Vĩnh Thái, cải táng trong lăng mộ hiện tại.

cong-chua-vinh-thai-2

Nhưng trên văn bia tại mộ lại chép rằng, công chúa Vĩnh Thái qua đời vì khó sinh chứ không phải do đắc tội với Võ Tắc Thiên. Dòng chữ “châu thai hủy nguyệt” ý muốn nói bào thai đã phá hủy cơ thể người mẹ. Vị công chúa mất năm 17 tuổi.

cong-chua-vinh-thai-5

Kết quả kiểm tra hài cốt cũng cho thấy kết quả tương tự. Khung xương chậu của công chúa Vĩnh Thái hẹp hơn so với bình thường, vì vậy nàng qua đời sau khi sinh khó. Cũng có thể vị công chúa quá đau buồn trước sự ra đi của chồng và anh trai nên tinh thần sau khi sinh bị ảnh hưởng thêm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm