Dương Quý Phi là ai: Tiểu sử, giải mã “bí ẩn” về con của mỹ nhân tuyệt sắc
Bí quyết làm đẹp để 'chiếm trọn trái tim' hoàng đế của Dương Quý Phi / Vì sao Dương Quý Phi vô sinh?
Dương Quý Phi hay còn gọi là Dương Ngọc Hoàn hoặc Dương Thái Chân là một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc với sắc đẹp "Tu hoa" (khiến hoa thu mình vì xấu hổ trước vẻ nghiêng nước nghiêng thành của nàng). Tuy nhiên, vẻ đẹp của Dương Quý Phi lại gắn với sự tròn trịa, đẫy đà, mập mạp.
Nhan sắc, hình ảnh Dương Quý Phi được nhiều người biết đến hơn qua sự miêu tả qua những câu thơ của Lý Bạch trong bài "Thanh bình điệu" như "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung", hay qua tác phẩm "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị và "Thái Chân ngoại truyện" của Nhạc Sử.
Cho tới nay, xuất thân của Dương Quý Phi vẫn là bí ẩn chưa được làm rõ. (Ảnh: Sohu)
Về tiểu sử Dương Quý Phi, sách chính sử không ghi rõ tên thật của bà, chỉ có tên hiệu là Thái Chân. Dương Quý Phi sinh năm Khai Nguyên thứ 7 (năm 719) tại đất Thục (nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên). Trên thực tế, năm sinh của Dương Quý Phi trên chính sử không được ghi lại tuy nhiên sách "Đường thư" có ghi độ tuổi khi mất của bà là 38 nên hậu thế mới có thể suy ra thời điểm bà ra đời.
Theo 2 cuốn sách "Đường thư" và "Tân đường thư", nàng là con của một vị quan ở đất Thục Châu (nay là Sùng Châu). Gia đình bà xuất thân từ gia tộc Hoằng Nông Dương thị, hậu duệ của Thúc Hướng và tổ tiên là Dương Nông, một viên quan nhà Tùy. Qua đó có thể thấy Dương Ngọc Hoàn xuất thân là gia đình làm quan.
Cuộc đời Dương Quý Phi thường được nhắc tới gắn liền với câu chuyện tình yêu cùng hoàng đế nhà Đường là Đường Huyền Tông - Lý Long Cơ. Bên cạnh đó, những câu chuyện, hình ảnh về cuộc đời của bà còn xoay quanh rất nhiều nghi vấn khiến hậu thế tranh cãi không ngừng, như việc bà có con hay không, cái chết và mối quan hệ của An Lộc Sơn và Dương Quý Phi…
2. Giải mã bí ẩn Dương Quý Phi có con không?
Dương Quý Phi không chỉ có nhan sắc xinh đẹp, bà còn là người rất giỏi ca hát, nhảy múa và đây cũng là sở thích của Đường Huyền Tông. Chính vì vậy, Đường Huyền Tông say mê và vô cùng sủng ái bà.
Dương Quý Phi được Đường Huyền Tông vô cùng sủng ái và say mê. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, dù được hoàng đế Đường Huyền Tông "độc sủng" trong suốt 18 năm thế nhưng người ta chưa từng thấy nàng sinh con.
2.1. Bí ẩn nguyên nhân khiến Dương Quý Phi được sủng ái nhưng không có con
Nhiều người đã đưa ra nhiều câu trả lời chứng minh vì sao Dương Quý Phi không có con như do bà sử dụng thuốc dưỡng nhan có thành phần là xạ hương có tên là "Hương cơ hoàn". Loại thuốc này tuy có thể giúp da dẻ đẹp hơn nhưng xạ hương nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ không thể hoài thai.
Có người cho rằng Dương Quý Phi có thân hình vô cùng mũm mĩm nên không thể có con. Lại có người suy đoán rằng, bà ngày đêm cùng Đường Huyền Tông rượu chè ca hát, vì thế sức khỏe và khả năng sinh con của bà cũng bị ảnh hưởng.
2.2. Dòng chữ trên mộ cổ chứng minh chủ nhân là con của Dương Quý Phi
Theo những ghi chép trong sử sách, Dương Quý Phi cho tới tận khi chết vẫn chưa có con nối dõi. Tuy nhiên, việc tìm thấy ngôi mộ của con gái bà tại thôn Vinh Nhạc thuộc thành phố Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã lật đổ những gì giới sử học và văn học từng biết.
Ngôi mộ này thực chất là lăng mộ gồm 2 ngôi mộ bên trong. Được biết, ngôi mộ này nằm ở khu vực khuất sâu trong núi nhưng có thiết kế vô cùng sang trọng. Đá của lăng mộ là loại đá long cốt hay còn gọi là đá hóa thạch, rất hiếm có, cứng và bền bỉ. Phía ngoài của lăng mộ được trang trí bằng nhiều tác phẩm điêu khắc hình hoa mẫu đơn, võ sĩ… rất tinh xảo.
Mới đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ngôi mộ con gái của Dương Quý Phi. (Ảnh: Sohu)
Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng rằng người nằm bên trong ngôi mộ đó là con gái của Dương Quý Phi. Đó là nhờ những dòng chữ được khắc trên tấm bia đá ở bên trong ngôi mộ của người nam. Trên đó có ghi rằng "Chủ nhân của ngôi mộ là Tư Thông, tự là Quân Thính, sinh vào năm Thiên Bảo Ất Dậu, là người kết hôn cùng với con gái của Dương Thị, Dương Thị trước là quý phi trong cung".
Mặc dù những dòng chữ này không có lời nào ghi rằng Dương Thị là Dương Quý Phi nhưng các chuyên gia đã xét năm sinh của nam chủ nhân là Thiên Bảo Ất Dậu, tức là vào thời Đường, từ đó họ đã kết luận rằng người mà ông đã kết hôn cùng chính là con gái của Dương Quý Phi.
Hơn nữa, theo những gì "Tân Đường Thư" ghi lại thì sau khi cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn được dẹp yên, Đường Huyền Tông đã từng bí mật cử người tới nơi chôn cất của Dương Quý Phi để đưa nàng về kinh. Tuy nhiên, sau khi quan tài được khai quật, binh lính lại không thể tìm thấy xương cốt của bà.
Ngoài ra, trong tác phẩm "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị và "Trường ca hận truyện" của Trần Hồng cũng đã từng nhắc tới giả thuyết Dương Quý Phi thực tế không chết mà đã trốn tới thôn Vinh Nhạc và sống những ngày cuối đời ở đó.
3. Giải mã 4 bí ẩn về cái chết của Dương Quý Phi
Việc Dương Quý Phi qua đời thế nào, hậu thế vẫn luôn có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Thậm chí, trong chính sử và các tác phẩm văn thơ đều đã từng nhắc tới cái chết của bà.
Thậm chí, xung quanh cái chết của Dương Quý Phi vẫn còn rất nhiều giả thuyết khác nhau. (Ảnh: Sohu)
Theo "Cựu Đường thư" và "Tư trị thông giám", đó là vào năm 755, An Lộc Sơn đã khởi binh làm phản đánh vào kinh đô Trường An. Trong tình thế này, Đường Huyền Tông đã quyết định đưa người nhà họ Dương, Dương Quý Phi cùng một số quần thần chạy trốn. Tuy nhiên, trên đường tháo chạy, lương thực đã cạn, quân lính phải chịu khổ cực trong khi nhà họ Dương vẫn mặc sức ăn sung mặc sướng, điều này khiến cho đại tướng quân Trần Huyền Lễ vô cùng bức xúc.
Ông nhất định không đi tiếp nếu như nhà vua không xử lý gia tộc họ Dương. Vì vậy, họ đã giết chết toàn bộ người nhà Dương Quốc Trung nhưng quân lính vẫn chưa nguôi cơn giận. Họ đòi giết cả Dương Quý Phi mới nguyện ý phò trợ cho hoàng đế. Đến nước này, Đường Huyền Tông đành ban cho Cao Lực Sĩ một dải lụa trắng dùng để thắt cổ Dương Quý Phi bên dưới cây lê ở Phật đường.
3.2. Dương Quý Phi bị loạn quân giết chết
Ngược lại, trong bài "Ai giang đầu", Đỗ Phủ lại viết một câu rằng "Minh mâu hạo xỉ kim hà tại, huyết ô du hồn quy bất đắc" nghĩa là giải thích rằng Dương Quý Phi bị loạn quân giết chết chứ không phải do bị thắt cổ. Lý Ích Sở trong "Quá Mã ngôi" và Ôn Đình Quân trong "Mã ngôi dịch" đều xác nhận rằng Dương Quý Phi chết vì đao kiếm của loạn quân.
3.3. Ẩn trốn trong dân gian
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều giả thuyết cho rằng Dương Quý Phi đã trốn thoát và sống những ngày tháng cuối đời trong dân gian. Suy đoán này đã được Bạch Cư Dị đề cập trong "Trường hận ca" và trong cuốn "Trường hận ca truyện" của Trần Hồng đã nêu rõ rằng, Đường Huyền Tông đã ngầm sai người đưa Dương Quý Phi đi trốn.
Ngôi mộ của Dương Quý Phi hiện chỉ là ngôi mộ gió không có hài cốt bên trong. (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh đó, có thuyết lại cho rằng Đường Huyền Tông đã nhờ Cao Lực Sĩ giết chết một nữ tì có vóc dáng giống Dương Quý Phi để làm yên lòng dân. Sau đó, bí mật sắp xếp đưa bà bỏ trốn sang Nhật Bản và sống ở đó tới khi mất.
Trên thực tế, tại Nhật Bản, người ta đã tìm thấy tượng của Dương Quý Phi, các bức tranh nói về sự hiện diện của bà tại đất nước này. Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết cho rằng Dương Quý Phi đã sang Hàn Quốc.
4. Sự thật chuyện An Lộc Sơn và Dương Quý Phi tư thông?
Dương Quý Phi vẫn được nhắc tới với câu chuyện chuyện tình cùng Đường Minh Hoàng. Nhưng ít ai biết rằng, trong dã sử Trung Quốc, chuyện An Lộc Sơn và Dương Quý Phi tư thông với nhau còn được nhắc tới với rất nhiều dị bản khác nhau. Nhưng sự thực có phải như vậy?
An Lộc Sơn vốn là một viên tướng rất được lòng của Đường Minh Hoàng. Thậm chí, An Lộc Sơn còn được Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi nhận làm con nuôi. Thế nhưng, thấy Dương Quý Phi vẫn còn trẻ đẹp mà Đường Minh Hoàng thì già cả nên An Lộc Sơn đã nảy sinh ý định gian dâm với mẹ nuôi của mình.
Nào ngờ, Dương Quý Phi còn đồng thuận, bà còn lễ tắm cho An Lộc Sơn trong 3 ngày liên tiếp giống như phong tục của thời bấy giờ. Thậm chí, ngay cả "Tư trì thông giám" cũng ghi lại rằng An Lộc Sơn thường xuyên đến cung của Dương Quý Phi chơi, hai người suốt ngày cười nói rất vui vẻ. An Lộc Sơn còn làm xước ngực của Dương Quý Phi nên bà đã phát minh ra chiếc yếm để che giấu sự việc này.
Tuy là mỹ nhân được hoàng đế yêu thích nhưng số phận của Dương Quý Phi vẫn không được viên mãn. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, mới đây, giáo sư sử học Trương Quốc Cương của trường đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đã bác bỏ nghi ngờ này. Theo ông, Dương Ngọc Hoàn vốn rất được Đường Huyên Tông ưu ái.
Đối với Dương Quý Phi, Đường Huyền Tông không tiếc một thứ gì, ông đã nâng đỡ cả gia đình của bà. Khi Dương Quý Phi tỏ ý muốn ăn quả vải, ông đã lệnh cho quân binh ngày đêm vượt nghìn dặm xa xôi để lấy bằng được thứ quả này cho nàng.
Để đáp lại ân tình của Đường Huyền Tông, biết ngài yêu thích âm luật, ca múa, Dương Quý Phi một lòng chăm chỉ tập luyện múa hát để biểu diễn cho hoàng đế xem. Tình cảm của hai người tốt đẹp như vậy, Dương Quý Phi đâu cần thiết phải thông dâm với An Lộc Sơn?
Không những thế, một số nhà thơ thời Đường đã chia sẻ trong các tác phẩm rằng An Lộc Sơn vốn là người rất giỏi các loại vũ điệu. Chính vì thế, Dương Quý Phi thường xuyên tìm tới An Lộc Sơn để thỉnh giáo về cách múa hát. Hơn nữa, trong lúc hướng dẫn, việc va chạm hay có tiếp xúc thân thể khiến người khác hiểu lầm là khó tránh khỏi.
Vì vậy, chuyện Dương Ngọc Hoàn có gian tình với An Lộc Sơn chỉ là những tai tiếng vô căn cứ.
Dương Quý Phi là mỹ nhân được người đời ca tụng và biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, bà cũng là người chịu nhiều tai tiếng, bị bóp méo hình ảnh với những tình tiết hư cấu nhiều nhất. Nhưng dù thế nào đi nữa, cuộc sống của Dương Quý Phi cũng chưa từng được trọn vẹn. Qua những câu chuyện về bà, có thể thấy số phận của bà quả thực ứng với câu "hồng nhan bạc phận".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo