Ecuador phát hiện 30 loài động vật không xương sống mới ở Galápagos
Đông đến mức không thể chịu nổi: Chim bồ câu đã 'xâm chiếm' toàn bộ các thành phố của Mỹ như thế nào? / Các nhà khoa học Argentina tìm ra cơ chế né tránh miễn dịch của COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Bộ Môi trường Ecuador ngày 17/8 thông báo một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện 30 loài động vật không xương sống mới ở vùng nước có độ sâu khoảng 3.400m trong Khu bảo tồn biển Galápagos của nước này.
Các nhà khoa học đã sử dụng robot gắn điều khiển từ xa và có khả năng hoạt động tại vùng biển sâu, qua đó phát hiện được 4 loài tôm hùm, 14 loài san hô, một loài sao biển và 11 loài bọt biển chưa từng được biết tới.

Quần đảo Galapagos. (Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Môi trường Ecuador Paulo Proaño cho biết phát hiện này một lần nữa cho thấy quần đảo Galápagos là một phòng thí nghiệm sống với nhiều hệ sinh thái còn chưa được khám phá hết.
Quần đảo Galápagos có tổng diện tích 8.010km2, gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía Tây ngoài khơi bờ biển Ecuador, thuộc Thái Bình Dương.
Năm 1978, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận quần đảo này là Di sản thế giới vì đời sống động thực vật độc đáo tại đây.
Trên quần đảo có khu bảo tồn biển, nơi sinh sống của những loài sinh vật biển tuyệt vời như rùa biển nặng 400kg, hải cẩu, sư tử biển, chim cốc bay và cự đà biển...
“Bộ sưu tập” sinh vật biển phong phú trên đảo Galapagos là nhờ 3 dòng hải lưu ở Thái Bình Dương giao hòa và gặp nhau tại đây. Đây cũng là quần đảo ghi đậm dấu ấn khoa học của Charles Darwin, góp phần quan trọng cho sự ra đời học thuyết tiến hóa của nhà bác học này.
Khu bảo tồn biển Galápagos được thành lập vào năm 1986 trên một vùng rộng khoảng 70.000km2 và được mở rộng đến 133.000km2 vào năm 1998.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'