Ga Đà Lạt - Nhà ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương
Dặn con cháu không được làm 4 việc - mưu kế cuối cùng của Tư Mã Ý thách thức hậu thế hơn 1000 năm nhưng cuối cùng bị "phá tan" bởi 1 nông dân / Kỳ tài Thục Hán sánh ngang Bàng Thống, chức vụ cao hơn Triệu Vân, được Lưu Bị ưu ái nhưng cuối cùng bị giáng làm dân thường
Ảnh: Yiru |
Nhà ga được xây dựng từ năm 1932-1938, nằm trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, để kết nối thành phố cao nguyên với Phan Rang (Ninh Thuận). Ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là: Moncet và Revêron.
Tuyến đường sắt có chiều dài 84 km, với chiều cao toàn tuyến là 1.500 m (so với mực nước biển), được khởi công xây dựng từ 1908, đến năm 1932 mới hoàn thành. Toàn tuyến có 12 ga, 5 hầm chui. Đây là tuyến đường sắt đặc biệt, bởi có 16 km là đường sắt răng cưa để leo dốc (độ dốc trung bình là 12 độ). Năm 1972, tuyến đường sắt bị chiến tranh phá hủy. Năm 2001, ga Đà Lạt đươc công nhận là ''Di tích lịch sử cấp Quốc gia''. Hiện, ga Đà Lạt là điểm du lịch hấp dẫn.
Nhà ga duy trì 1 đoàn tàu có 1 đầu máy và 4 toa - đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát (cách trung tâm Đà Lạt 7 km, hết 25 phút). Khách du lịch đi trên cung đường này được thỏa thích ngắm nhìn, chiêm ngưỡng phong cảnh ngoại ô Đà Lạt, thơ mộng và hữu tình. Đây là địa điểm mà du khách ít nhất có một lần đến Đà Lạt để thưởng ngoạn và trải nghiệm.
Bên cạnh việc vận tải thuần túy thì ngành đường sắt đang mở thêm nhiều dịch vụ, tạo dấu ấn với người dân, du khách (Trong ảnh: một đám cưới được tổ chức ngay trên chuyến tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát). Ảnh: C.T |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đơn độc thị uy sức mạnh, cướp mồi từ cả đàn sư tử
CLIP: Rắn hổ mang cực độc bò vào tận 'hang ổ', tấn công sư tử
Một số loài chim bỏ đói một con trong đàn - sự tàn nhẫn của chim mẹ hay chọn lọc tự nhiên?
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
CLIP: Trâu rừng húc bay sư tử lên không trung nhưng vẫn phải nhận cái kết đắng chát
Tại sao người ta thường rơi nước mắt trước khi chết: Câu trả lời nhà khoa học đưa ra khiến nhiều người 'sốc'