Gạch sinh thái - chìa khóa giải quyết bài toán ô nhiễm rác thải nhựa
Trái Đất của chúng ta còn tồn tại được bao lâu? / Khám phá ngôi nhà cổ cực đặc biệt của phố cổ Hội An
Rác thải nhựa là một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong bức tranh chung về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính khiến chúng trở nên khó giải quyết như vậy có lẽ nằm ở thời gian tự hủy kéo dài đến hàng ngàn năm của chất liệu polymer cấu thành.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở một góc độ khác thì sự bền bỉ và khó phân hủy của nhựa đôi khi lại chính là một ưu điểm mà chúng ta có thể lợi dụng để giải quyết bài toán hóc búa về môi trường này, và “Gạch sinh thái” chính là một sản phẩm được ra đời từ quan điểm trên.
Một viên gạch sinh thái được cấu tạo rất đơn giản và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là nhồi các loại rác thải khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nhựa, nilon vào trong một cái chai nhựa.
Viên gạch thành phẩm sẽ có đủ chức năng như một viên gạch đất nung truyền thống và thậm chí là còn đa dụng hơn. Theo đó, bạn có thể dùng nó để xây hàng rào, công trình kiến trúc, làm ghế hay bất kỳ kết cấu nào mà mình có thể nghĩ ra.
Năm 2010, ở miền Bắc Philipines, hai chàng trai là Russell Maier và Irene Bakisan đã tạo thực hiện dự án hướng dẫn và phổ cập cho người dân địa phương cách làm và sử dụng gạch sinh thái. “Dự án xanh” này sau đó đã được chính phủ nước này nhân rộng và trở nên rất phổ biến. Thậm chí, còn có cả một Liên minh Gạch sinh thái Toàn cầu được thành lập với nhiều nước tham gia như: Philipines, Zambia, Mỹ, Indonesia, Nam Phi…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết