Galileo Galilei – Những tác phẩm và Cái chết
Các tác phẩm của ông về động lực, khoa học chuyển động và các cơ cấu là cuốn De Motu (về chuyển động), năm 1590 và Le Meccaniche (Cơ học) khoảng năm 1600. Cuốn đầu dựa trên động lực chất lỏng của Aistoteles-Archimedes và cho rằng tốc độ hơi hấp dẫn trong một môi trường chất lỏng tỷ lệ với số dôi của trọng lượng riêng của vật thể trong môi trường đó. Theo đó trong một chân không các vật thể sẽ rơi với các tốc độ tỷ lệ với trọng lượng riêng của chúng. Nó cũng tán thành lực đẩy động lực. Hipparchus-Philoponus theo đó lực đẩy là tự tiêu hao và rơi tự do trong chân không sẽ có một tính chất tốc độ cuối cùng theo trọng lượng riêng theo một giai đoạn gia tốc ban đầu.
Cuốn Sứ giả sao (sidereus Nuncius) năm 1610 của Galileo là chuyên luận khoa học đầu tiên được xuất bản dựa trên các quan sát được thực hiện bằng kính viễn vọng và gồm cả sự khám phá các vệ tinh Galileo Galilei. Galileo xuất bản một cuốn sách miêu tả các đốm mặt trời năm 1613 với tiêu đề Những bức thư về các đốm mặt trời cho rằng mặt trời và các tầng trời là không hoàn hảo.
Cũng trong năm 1610, qua các quan sát bằng kính viễn vọng, ông thông báo về các bướu và các pha đầy đủ của Sao Kim, bác bỏ hệ địa tâm và ủng hộ sự chuyển đổi từ thiên văn học địa tâm của Ptolemaaus sang thiên văn học địa nhật tâm ở thế kỷ XVII như các mô hình hành tinh của Tycho và Capelia.
Năm 1615 Galileo, chuẩn bị một bản viết tay được gọi là Thư gửi Đại công tước Christina mãi tới năm 1636 mới được in. Bức thư này là một phiên bản sửa đổi của Thư gửi castelli, bị Tòa án dị giáo cho là một sự xúc phạm đến tín ngưỡng khi ủng hộ thuyết Kopernik là đúng đắn về vật lý và cho rằng nó thích hợp với kinh thánh.
Năm 1616, sau lệnh của Tòa án dị giáo cấm Galileo tin vào hay bảo vệ quan điểm của Kopernik, Galileo đã viết Bài thuyết trình về thủy triều (Discorso sul flusso e il reflusso del mare) dựa trên mô hình Trái Đất của Kopernik, dưới hình thức một bức thư riêng gửi Giáo hoàng Orsini. Năm 1619, Mario Guiducci, một học sinh của Galileo, xuất bản một bài viết với hầu hết nội dung do Galileo thực hiện với tiêu đề Bài thuyết trình về các Sao chổi(Discorso Delle Comete), đưa ra lý lẽ chống lại cách diễn giải về Sao chổi của Dòng Tên.
Năm 1623, Galileo xuất bản Người thí nghiệm – II Saggiatore, tấn công các lý thuyết dựa trên mô hình của Aistoteles và ủng hộ thành lập các ý tưởng khoa học dựa trên thực nghiệm và toán học. Cuốn sách rất thành công và thậm chí còn có được sự ủng hộ từ các giới chức cao cấp bên trong Giáo hội Công giáo. Sau thành công của Người thí nghiệm, Galileo xuất bản Đối thoại về hai hệ thống Thế giới chính (Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo) năm 1632. Dù đã thận trọng để tránh vi phạm vào các điều cấm Của Tòa án dị giáo năm 1616, những tuyên bố trong cuốn sách ủng hộ lý thuyết Kopernik và một mô hình hệ mặt trời phi địa tâm khiến Galileo bị đưa ra xét xử và cấm xuất bản.
Mặc dù có lệnh cấm xuất bản, Galileo vẫn xuất bản cuốn Những bài thuyết trình về các chứng minh Toán học liên quan tới hai khoa học mới ( Discorsi e Dimostrazioni Matematiche, intorno a due nuove scienze) năm 1638 tại Hà Lan, bên ngoài tầm tài phán của Tòa án dị giáo.
Cái chết của Galileo Galilei
Galileo tiếp tục đón khách đến năm 1642, sau khi bị sốt và tim đập nhanh, ông qua đời vào ngày 08 tháng 1 năm 1642 ở tuổi 77. Công tước Grand of Tuscany, Ferdinando II, muốn chôn Galileo bên trong Vương cung thánh đường Santa Croce, cạnh ngôi mộ của cha ông và tổ tiên cũng như dựng lên một lăng mộ đá cẩm thạch để tôn vinh ông. Tuy nhiên, các kế hoạch này đã bị hủy bỏ sau khi Đức Giáo hoàng Urbano VIII và cháu trai, Hồng y Franceco Barberini, đã phản đối vì cho rằng Galileo đã bị Giáo hội lên án, bị nghi ngờ mạnh mẽ là dị giáo. Thay vào đó ông dược chôn trong một căn phòng nhỏ bên cạnh nhà nguyện ở cuối hành lang từ Thánh đường đến phòng Thánh.
Galileo được chôn cất lại bên trong Vương cung thánh đường vào năm 1737 sau khi một tượng đài được xây dựng ở đó để tôn vinh ông. Trong lúc di chuyển này, ba ngón tay và răng đã được lấy ra khỏi phần còn lại của ông. Một trong những ngón tay này là ngón tay giữa của cánh tay phải của Galileo hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Galileo ở Florence, nước Ý.
Theo Lưu Văn Bính/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối