Khám phá

Gấu nước sẽ là sinh vật đầu tiên có thể bất tử?

Vốn đã là loài sinh vật sống dai nhất hành tinh, nhưng dường như, gấu nước còn có thể vươn tới sức sống siêu hạng - đó là sự bất tử.

'Sinh vật lạ' sọc ngựa vằn bị sóng thần đưa từ Nhật đến Mỹ / Phát hiện sinh vật bí ẩn cao 2 mét giống người thằn lằn

Loài Tardigrades - hay còn được gọi thân mật là gấu nước, có thể sẽ là những sinh vật sống sót cuối cùng của hành tinh này. Những sinh vật không xương sống này có khả năng sống sót ở những điều kiện khắc nghiệt nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ra, những nơi băng giá hoặc môi trường nước sôi, nơi có bức xạ ion hóa mạnh cho đến môi trường có áp lực gấp 600 lần áp suất khí quyển.

Gấu nước sẽ là sinh vật đầu tiên có thể bất tử? - 1

Gấu nước - loài sinh vật sống dai nhất Trái Đất có thể tồn tại được cả trong môi trường chân không, nước sôi, băng giá, hoặc thậm chí môi trường không có nước.

Trước nay, điểm yếu duy nhất của gấu nước là… những nơi không có nước. Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, để tồn tại trong môi trường khô hạn, gấu nước có thể biến cơ thể thành... thủy tinh để có thể duy trì quá trình sống một cách tối thiểu chờ đến khi có nước.

Cụ thể, gấu nước thường sống ở những nơi ẩm ướt như ao hồ hoặc rong rêu. Nhưng khi môi trường mất hết nước, chúng sẽ phản ứng bằng cách rơi vào trạng thái lơ lửng, bao phủ cơ thể bằng một loại protein có cấu tạo như thủy tinh. Bằng cách này, chúng có thể sống thêm nhiều thập kỷ mà không cần có thức ăn hoặc nước. Chúng sẽ "sống lại" khi gặp nước hoặc những cơn mưa.

Theo Tiến sĩ Thomas Boothby thuộc Đại học North Carolina, loại protein bao phủ cơ thể gấu nước là một loại protein hỗn loạn khi ở trong một dung dịch lỏng. Tuy nhiên, khi nước bị thất thoát, các protein này tạo thành một loại men thủy tinh để bảo vệ các tế bào. Phần thủy tinh này sẽ tan ra khi gặp nước, cho phép gấu nước khôi phục các chức năng của mình.

Những protein này có vai trò cực kỳ quan trọng để gấu nước có thể tồn tại trong môi trường khô hạn. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất giúp cho sự sinh tồn lâu dài của vi động vật. "Việc duy trì trạng thái tối thiểu giúp cơ thể sống sót trong khô hạn cũng không làm ảnh hưởng đến những đặc điểm khác của gấu nước - như sống sót tại những nơi cực lạnh như Nam Cực", Boothby nói.

 

Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách sử dụng cơ chế này để phát triển các loại cây trồng chịu hạn và những loại vắc xin có hạn sử dụng dài hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm