Gen và hệ miễn dịch của người biến đổi theo mùa
Phát hiện hơn 500 gen trong cơ thể có liên quan đến ung thư / Cần nghiên cứu sâu về gen trong chọn tạo giống mới
![]() |
Mọi người thường khỏe mạnh hơn vào mùa hè vì các gen liên quan đến sự miễn dịch của chúng ta thay đổi theo mùa. Ảnh: Corbis |
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích các mẫu máu và mô của hơn 16.000 người sinh sống khắp thế giới. Trong số 22.000 gen (gần như toàn bộ số gen mà con người sở hữu) được xem xét, 1/4 cho thấy các dấu hiệu rõ ràng về sự biến đổi theo mùa.
Các biến đổi gen thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu nhất là những biến đổi gen liên quan đến sự miễn dịch và đặc biệt là chứng viêm. Trong các tháng lạnh mùa đông - từ tháng 12 đến tháng 2 với những người sống ở bắc bán cầu và từ tháng 6 đến tháng 8 đối với những người ở nam bán cầu - những gen này hoạt động tích cực hơn.
Khi nghiên cứu những người sống gần xích đạo, nơi nhiệt tương đối cao suốt cả năm, các chuyên gia nhận ra một khuôn mẫu khác biệt. Khả năng miễn dịch và chứng viêm trong những trường hợp này có liên quan đến mùa mưa, khi các bệnh tật, chẳng hạn như bệnh sốt rét, hoành hành nhiều hơn.
Ở Iceland, nơi thời tiết hầu như giá lạnh quanh năm, nhóm nghiên cứu ghi nhận ít biến đổi về gen và khả năng miễn dịch theo mùa hơn.
Tiến sĩ John Todd, một thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cambridge (Anh), tuyên bố, các khám phá trên có thể lí giải tại sao mọi người dễ mắc một số bệnh nhất định vào các thời điểm cụ thể trong năm. Chẳng hạn như, mặc dù các gen liên quan đến sự miễn dịch (hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng) năng động hơn vào các tháng lạnh giúp chúng ta chống lại các virus như cúm, nhưng chúng có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng hóa các chứng bệnh như tiểu đường tuýp 1, bệnh tim hay viêm khớp dạng thấp - chứng bệnh khi cơ thể tự tấn công chính nó.
Theo giáo sư Todd, rất khó để tách rời chính xác những gì đang xảy ra, vì nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc một bệnh nào đó của mỗi cá nhân. Tương tự, bệnh tật và các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng và stress có thể ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của các gen.
Ông Todd nhấn mạnh, kết quả nghiên cứu mới có thể giúp chúng ta điều chỉnh cách chữa bệnh hoặc thậm chí lên kế hoạch cho các nghiên cứu bệnh học trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?

Trên tai chú chó có những cục màu vàng, người chủ lúc đầu tưởng đó là ráy tai, nhìn kỹ lại sợ toát mồ hôi hột