Gia Cát Lượng khiến Ngụy Diên không được liệt vào Ngũ hổ tướng?
Các học giả Trung Quốc sau này đều tán thành rằng Ngụy Diên là vị tướng tài, dũng cảm và là một trong những trụ cột của nhà Thục Hán.
Trong binh nghiệp, Ngụy Diên là dũng tướng luôn muốn lập công đầu, thua trận mà không nhụt chí. Trên chiến trường, ông là vị tướng anh dũng, không màng sinh tử, thích nổi tiếng, giành đánh trận nguy hiểm, luôn hướng đến chiến thắng.
Trong lịch sử cũng như tiểu thuyết, Ngụy Diên là người có đầu óc chiến lược. Năm 228, mang quân đánh Ngụy, họp tướng sĩ ở Nam Trịnh bàn kế. Nghe tin Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai phò mã Hạ Hầu Mậu đóng quân ở Tây An để phòng thủ Trường An, Ngụy Diên hiến kế với Gia Cát Lượng, dùng 5.000 quân tinh nhuệ, theo đường Tý Ngọ đánh lên Trường An.
Tuy nhiên Gia Cát Lượng cho rằng kế này của Ngụy Diên quá mạo hiểm, dễ tổn hại binh sĩ nên không nghe theo, mà chủ định đi theo đường bằng phẳng cho an toàn. Không ít sử gia Trung Quốc bàn nhiều về kế sách của Ngụy Diên và thắc mắc vì sao Gia Cát Lượng không nghe theo để nhanh chóng Bắc phạt thành công.
Theo những sử gia này, Ngụy Diên hiến kế tự mình xuất lĩnh 5.000 tinh binh từ Tí Ngọ đánh về Trường An, trong khi Gia Cát Lượng dẫn đại quân ra Tà Cốc, cùng hội tụ tại Trường An, là kế sách đầy tính bất ngờ. Như vậy, từ Hàm Dương thẳng qua phía tây chỉ một trận là giải quyết xong.
Hữu dũng, hữu mưu và nắm giữ chức vụ quan trọng, vì sao Ngụy Diên không góp mặt trong Ngũ hổ tướng?
Theo nhà Hán học Kinton J. Green, danh xưng Ngũ hổ tướng không tồn tại ngoài đời thực. Nó chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Ngụy Diên không được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng bởi tác phẩm này có phần thiên vị nhà Thục. Theo đó, nó phóng đại sự vĩ đại của cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Và khi Gia Cát Lượng được ca ngợi, không khó hiểu khi Ngụy Diên bị hạ bệ bởi quân sư và vị tướng nhà Thục không hợp nhau. Thậm chí, trong lịch sử, Ngụy Diên còn được cho là giỏi hơn Gia Cát Lượng ở khía cạnh chỉ huy quân sự.
Theo lẽ đó, La Quán Trung phải xây dựng nhân vật Ngụy Diên trong tiểu thuyết là một kẻ không đáng tin. Như vậy, cũng có thể hiểu Ngụy Diên không được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng vì đây là những người đáng tin cậy và trung thành với Lưu Bị.
Ngoài ra, để biện minh cho việc Gia Cát Lượng không xem trọng Ngụy Diên, La Quán Trung còn giảm bớt đóng góp trong quân sự của vị tướng nhà Thục. Nếu Ngụy Diên trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa được tôn vinh như trong lịch sử thì rất khó biện minh cho sự đối xử tàn nhẫn của quân sư Khổng Minh với vị tướng nhà Thục.
Edward Tan, cựu trợ lý hỗ trợ giảng dạy tại đại học Waterloo (Canada) cho rằng, tác giả La Quán Trung sắp xếp Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung là Ngũ hổ tướng vì họ có những điểm tương đồng đáng quý như sự nổi tiếng trong chiến tranh, cống hiến quan trọng cho đại nghiệp của Lưu Bị và khi chết đều được phong danh hiệu cao quý.
Trong khi đó, Ngụy Diên trong Tam quốc diễn nghĩa chỉ được liệt cùng hàng với Lưu Phong, Lưu Diệm, Dương Nghi... Edward Tan cho rằng những tướng này về danh tiếng thua xa Ngũ hổ tướng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý