Gia Cát Lượng vừa qua đời, kẻ này đã hả hê buông lời chế giễu
Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, nhưng vì sao không đấu nổi Tư Mã Ý? / Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không có vị cao nhân này Gia Cát Lượng dù tài giỏi cũng chưa chắc đánh bại được Man Vương
Hả hê trước cái chết của Gia Cát Lượng, Lý Diểu phải nhận cái kết "đắng"
Lưu Thiện lên ngôi sau khi Lưu Bị qua đời, mọi việc lớn nhỏ trong triều đều do Gia Cát Lượng chấp chưởng. Vì muốn hoàn thành di nguyện của Lưu Bị cũng như duy trì cục diện Tam quốc, Khổng Minh quyết tâm Bắc phạt.
Quyết định này của ông không nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của văn võ bá quan. Có 1 số người bất đồng ý kiến với ông mà trong đó, tiêu biểu nhất chính là Lý Diểu. Ông ta đưa ra lý lẽ rằng Thục Hán đã chiến tranh mấy năm liền cần được nghỉ ngơi và nếu việc Bắc phạt thất bại sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước.
Dù không có được sự đồng lòng của tất cả mọi người nhưng Ngọa Long tiên sinh vẫn quyêt tâm đưa quân đi.
Không ngờ rằng trong lần Bắc phạt thứ năm, Thừa tướng Khổng Minh đã vì lao lực quá độ mà lâm bệnh qua đời ở gò Ngũ Trượng.
Tin tức này vừa truyền về đã khiến Thục quốc đau buồn khôn xiết. Thế nhưng ngay ở thời điểm ấy, Lý Diểu đã cả gan làm ra một hành động hết sức ngông cuồng.
Ảnh minh họa. |
Trong đó ông chỉ trích Khổng Minh là kẻ hiếu chiến khiến Thục quốc suy yến, dân chúng lầm than, từ đó đúc rút ra kết luận: Thừa tướng qua đời, Thục Hán hẳn là nên ăn mừng mới phải.
Giai thoại khác thì kể lại, vào thời điểm hay tin Khổng Minh qua đời, Lý Diểu đã ngửa mặt lên trời cười lớn và nói trong sự hả hê:
"Trời cao có mắt, Thục quốc được cứu rồi!".
Chính thái độ và lời lẽ ngông cuồng của Lý Diểu đã khiến Hoàng đế Lưu Thiện nổi trận lôi đình, khép ông vào tội làm nhục Thừa tướng và đem đi xử tử.
Gia Cát Lượng không muốn Bắc phạt thành công?
Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), trong chiến lược “Long Trung đối sách”, Gia Cát Lượng coi Kinh Châu và Ích Châu là hai địa bàn quan trọng. Trải qua thời gian, bên trong nhà Thục Hán hình thành nên hai phe phái theo đuổi lợi ích khác nhau.
Kế hoạch của Lưu Bị là để nhóm Kinh Châu của Gia Cát Lượng cai trị Ích Châu. Đại tướng Lý Nghiêm của nhóm Ích Châu thống trị Kinh Châu.
Năm 221, quân Thục để mất Kinh Châu vào tay Đông Ngô khiến nội bộ Thục Hán mâu thuẫn nghiêm trọng. Qua thời gian, Lý Nghiêm ngày càng ham muốn quyền lực và nảy sinh mâu thuẫn với Gia Cát Lượng.
Bên cạnh đó, Tào Ngụy đã liên tục tuyên truyền. Trong lãnh thổ Ngụy, đại bộ phận người dân đã công nhận tính hợp pháp của chính quyền gia tộc họ Tào. Nhiều người bản địa Ích Châu thậm chí còn thừa nhận tính hợp pháp của nền thống trị Tào Tháo.
Vì vậy, Gia Cát Lượng không có cách nào khác mà buộc phải kiên trì với chính sách "khôi phục Hán triều", khởi binh Bắc phạt trước khi quá muộn. Gia Cát Lượng cũng muốn lợi dụng chiến dịch Bắc phạt để chiêu mộ nhân tài.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng với người kế nghiệp Lưu Bị, Lưu Thiện cũng không mấy êm đẹp. Giống như cha, mặc dù để Gia Cát Lượng toàn quyền lãnh đạo đất nước nhưng Lưu Thiện cũng không hoàn toàn tin tưởng Lượng.
Gia Cát Lượng hiểu được viễn cảnh “quân thần nghi kỵ lẫn nhau” của nhà Thục Hán. Bởi nếu đoạt được Trung Nguyên thì quan hệ của ông với Lưu gia rất có thể sẽ đi đến chia rẽ.
Do đó, Gia Cát Lượng dường như muốn duy trì thế giằng co với Tư Mã Ý ở dọc vùng núi Thiểm Tây-Cam Túc, chứ không quyết tâm Bắc phạt đến cùng bằng các kế sách tấn công khác.
Dù qua đời mà không nhìn thấy ngày Trung Quốc thống nhất, nhưng nhờ Gia Cát Lượng mà cục diện Tam quốc được duy trì tới 42 năm.
Màn khổ nhục kế trong nước cờ cuối đời giúp Lưu Bị "nắm thóp" Khổng Minh
Theo lý giải của QQNews, di ngôn của Lưu Bị ở Bạch Đế Thành thực chất còn mang mục đích áp chế quyền lực và đề phòng dã tâm của một nhân vật khác. Đó chính là Gia Cát Khổng Minh.
Tờ báo này cho rằng, sở dĩ Khổng Minh được Lưu Bị ủy thác con trai là bởi vị quân chủ này từ sớm đã lo ngại về thực lực cũng như danh tiếng của Ngọa Long tiên sinh.
Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Lưu Huyền Đức không tín nhiệm Gia Cát Lượng.
Thế nhưng ở vào tình thế lúc bấy giờ, quyền lực và uy tín của Khổng Minh càng lúc càng lớn, dù ông không có dã tâm soán mưu đoạt vị thì cũng khó tránh khỏi việc bị kẻ khác giựt dây, khích tướng.
Vì để có thể giữ lại giang sơn cho hoàng tộc họ Lưu, Lưu Bị buộc phải tiến hành nước cờ này, hơn nữa còn dùng chiêu "khổ nhục kế" để tránh Gia Cát Lượng đi theo con đường của Tào Tháo năm xưa.
Do đó, việc ông tùy ý cho Khổng Minh quyền tự lập làm vua thực chất chỉ là một đòn tâm lý nhằm thử lòng vị công thần này. Và không ngoài dự liệu của Lưu Huyền Đức, Gia Cát Lượng sau đó đã thề sẽ trung thành phò tá Lưu Thiện cả đời.
Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, nhờ có sự phò tá từ Khổng Minh, Lưu Thiện sau đó đã thuận lợi kế vị, nội bộ Thục Hán cũng không phải đối mặt với những biến động quá lớn sau cái chết của Tiên chủ Lưu Bị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức