Tam quốc diễn nghĩa: Điều ít biết về người anh trai tài năng không hề thua kém Gia Cát Lượng
Tam quốc diễn nghĩa: Người duy nhất trong lịch sử phá giải được bí mật Bát trận đồ của Khổng Minh / 7 bài học xử thế thâm thúy từ Tam Quốc: Đừng mắc sai lầm như Quan Vũ, Trương Phi
Gia Cát Lượng là nhà thiên tài quân sự, chính trị gia kiệt xuất, nhà phát minh lỗi lạc thời Tam quốc, góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị khai lập nhà Thục Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Nhưng họ Gia Cát đâu chỉ có mình Gia Cát Lượng được lịch sử ghi nhận. Trên ông có một người anh trai tên Gia Cát Cẩn, cũng là một kỳ tài trong thiên hạ vào thời Tam quốc.
Gia Cát Cẩn (174 – 241) tự Tử Du, là đại thần nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người huyện Dương Đô quận Lang Nha (thuộc Từ Châu).
Chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".
Sau Cát Anh, dòng họ Gia Cát có Tư Lệ hiệu úy là Gia Cát Phong thời nhà Hán. Cha Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khuê làm tới chức quận thừa ở Thái Sơn, nhưng mất sớm.
Thời trẻ, Gia Cát Cẩn đến kinh đô Lạc Dương, học sách Mao thi, Thượng thư, Tả thị xuân thu. Lúc mẹ mất, ông để tang rất có hiếu, thờ mẹ kế cũng rất cung kính, rất có đạo.
Cuối thời Hán có loạn lớn, ông tránh loạn đến Giang Đông. Các em ông là Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân khi đó còn nhỏ, ở cùng chú ông là Gia Cát Huyền. Gia Cát Huyền phục vụ dưới trướng quân phiệt Viên Thuật, từng làm Thái thú Dự Chương trong một thời gian ngắn.
Bị La Quán Trung "dìm hàng"
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung chỉ xếp Gia Cát Cẩn vào nhóm những nhân vật thứ yếu. Thậm chí vài lần văn sĩ họ La cũng “phóng bút” thêu dệt nhiều câu chuyện nhằm hạ thấp tài-trí của Gia Cát Cẩn.
Đầu tiên là việc Tôn Quyền bắt giam gia quyến Gia Cát Cẩn để ép ông sang Thục khóc lóc với Gia Cát Lượng, nhờ xin hộ với Lưu Bị, nếu không gia quyến ông sẽ bị hại. Vì Lưu Bị nhân từ nên trả lại 3 quận cho Tôn Quyền để cứu gia quyến Gia Cát Cẩn.
Thứ đến là chuyện Gia Cát Cẩn lại làm sứ giả sang Giang Lăng gặp Quan Vũ đề nghị làm thông gia với Tôn Quyền, cùng liên minh chống Tào. Nhưng Quan Vũ nóng nảy quát mắng và đuổi Gia Cát Cẩn về Đông Ngô.
Dĩ nhiên, Gia Cát Cẩn trong chính sử đâu phải dạng nhân sĩ hèn kém như vậy. Chẳng qua, La Quán Trung trong nỗ lực thần thánh hóa Gia Cát Lượng, Quan Vũ và chủ ý “dìm hàng” quan thần xứ Ngô nên mới vẽ ra biết bao chuyện không có thực như vậy.
Kỳ tài xứ Ngô, nổi tiếng liêm khiết, trung hiếu được Tôn Quyền tin cậy, nể trọng
Năm 200, thủ lĩnh Giang Đông là Tôn Sách qua đời, em là Tôn Quyền lên thay. Anh rể của Tôn Quyền là Hoằng Tư gặp Gia Cát Cẩn, rất ngưỡng mộ tài năng của ông, bèn tiến cử cho Tôn Quyền. Ông được Tôn Quyền đãi làm khách cùng Lỗ Túc. Năm đó Gia Cát Cẩn 27 tuổi.
Sau đó, ông được Tôn Quyền phong làm Trưởng sử rồi chuyển làm Trung tư mã. Năm 207, em ông là Gia Cát Lượng (khi đó cũng 27 tuổi) bắt đầu phục vụ cho sứ quân Lưu Bị và trở thành nhân vật rất quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị.
Năm 208, sau trận Trường Bản, Gia Cát Lượng làm sứ giả sang Đông Ngô để liên kết với Tôn Quyền cùng chống Tào Tháo. Tôn Quyền ngưỡng mộ Gia Cát Lượng, liền sai ông giữ Gia Cát Lượng lại để theo Ngô. Gia Cát Cẩn đáp rằng:
Em thần là Lượng đem thân theo người ta, chức phận đã định, về nghĩa chẳng có hai lòng. Em thần không ở lại cũng như thần không sang bên kia vậy. Vì vậy Tôn Quyền thôi ý định dụ Khổng Minh và cũng rất tin tưởng lòng trung thành của ông.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung cũng “cố tình” lờ đi những công lao quan trọng của Cẩn trong nhiều chiến dịch quân sự quan trọng của nhà Ngô. Chính sử, ngược lại, ghi nhận Cẩn đóng vai trò trung gian cực kì giá trị trong liên minh Tôn-Lưu đánh bại đại quân Tào Tháo ở trận Xích Bích.
Năm 215, Tôn Quyền sai Gia Cát Cẩn đi sứ kết thân với Lưu Bị, đã gặp mặt bàn việc công với Gia Cát Lượng. Lúc xong việc lui ra, ông không gặp mặt riêng em mình.
Gia Cát Cẩn là người nhã nhặn, được mọi người nể phục, Tôn Quyền rất coi trọng, thường hỏi các việc lớn. Cái hay của Cẩn trong việc cư xử vua – tôi là mỗi khi can gián Tôn Quyền, ông thường không nói thẳng mà chỉ mang việc khác ra so sánh lợi hại, từ đó giúp Tôn Quyền từ từ hiểu ra.
Năm 219, Gia Cát Cẩn đi theo Lã Mông đánh Quan Vũ, trong trận này kế hoạch “áo trắng qua sông” đánh úp lấy Kinh Châu của Lã Mông năm, cũng có đóng góp trí tuệ của Gia Cát Cẩn. Sau đó ông được phong Nghi Thành hầu, làm Tuy Nam tướng quân. Không lâu sau Lã Mông qua đời, ông được Tôn Quyền cử thay Lã Mông làm thái thú Nam quận, đóng ở huyện Công An.
Lưu Bị sang đông đánh Ngô, Tôn Quyền xin giảng hòa. Gia Cát Cẩn gửi thư cho Lưu Bị, đề nghị lấy họ Tào làm đối thủ chính, không nên chĩa mũi nhọn vào Đông Ngô. Tuy nhiên Lưu Bị không chấp nhận.
Vì là anh trai của Gia Cát Lượng, quân sư bên Thục nên đã có người gièm pha ông với Tôn Quyền rằng ông sai người thân đi riêng qua lại với Lưu Bị, nhưng Lục Tốn không tin theo, gửi thư cho Tôn Quyền tỏ ra tin tưởng ông và trấn an ông. Bản thân Tôn Quyền cũng không nghi ngờ gì ông.
Năm 222, Gia Cát Cẩn chuyển làm Tả tướng quân, coi việc quân ở Công An, ban Giả tiết, phong Uyển Lăng hầu.
Năm 223, Gia Cát Cẩn, trong lần duy nhất cầm quân xung trận, đã lập công lớn khi cùng đại tướng Phan Chương phối hợp đánh tan đại quân của Tào Chân ở Giang Lăng.
Ngu Phiên vì nói thẳng mà bị bắt đi đày, chỉ có Gia Cát Cẩn thường xin tha cho ông ta, nhưng không được.
Gia Cát Cẩn là người nhã nhặn, được mọi người nể phục, Tôn Quyền coi trọng, thường hỏi các việc lớn. Năm 229, Tôn Quyền xưng đế, phong Gia Cát Cẩn làm Đại tướng quân, Tả đô hộ, lĩnh chức Dự châu Mục.
Ông có con trưởng là Gia Cát Khác, nổi danh có tài, được Tôn Quyền rất coi trọng. Tuy nhiên, Gia Cát Cẩn thường ngờ vực, bảo rằng Khác không phải là con giữ được cơ nghiệp, thường vì thế mà lo lắng.
Năm 241, Gia Cát Cẩn qua đời, thọ 68 tuổi. Trước khi mất, ông lệnh cho người nhà dùng quan sơ sài, lấy áo thường mà liệm, các đồ táng phải tiết kiệm. Đúng là một đời thanh liêm, đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng khiến người đời phải kính phục.
Gia Cát Cẩn dẫu tài năng không bằng Gia Cát Lượng nhưng được đánh giá cao về đức hạnh. Là một người liêm khiết, công tư phân minh, tuyệt đối trung thành, được Tôn Quyền nhiều lần đánh giá “việc gì vào tay Tử Du, dù lớn hay nhỏ, đều vẹn toàn cả”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính