Khám phá

Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng ‘mã gen tài năng’, là huyền thoại nước nhà

Ở Việt Nam, hiếm có gia đình nào có thể duy trì truyền thống khoa bảng lâu như dòng tộc này. Những gì họ cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, làm rạng danh dòng họ là không thể đong đếm được.

Cây cầu ngắn nhất Việt Nam: Chỉ dài 1 mét, có tên gọi đặc biệt, nằm ở vị trí vô cùng nguy hiểm / Mỏ vàng khổng lồ 105 tấn được phát hiện sát Việt Nam nhờ dùng Al

Nói đến dòng tộc có truyền thống khoa bảng, vang danh học giỏi lâu đời, dòng họ Nguyễn Lân chắc hẳn sẽ được nhắc đến đầu tiên. Người được xem như mở đường, dẫn đầu truyền thống hiếu học của gia tộc Nguyễn Lân chính là cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003). Ông là một học giả và nhà biên soạn từ điển nổi tiếng của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân sinh ra trong một gia đình nghèo tại vùng bạc điền, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Nhờ nỗ lực học tập, ông đã thi đỗ vào trường Bưởi và được nhận học bổng toàn phần. Khi còn là học sinh trung học vào năm 1925, ông đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay "Cậu bé nhà quê", một phần tự truyện về tuổi thơ của mình. Cuốn sách này không chỉ được dịch sang tiếng Pháp mà còn được sử dụng làm sách giáo khoa cho học sinh từ năm 1934.

gia-dinh-gia-su-nguyen-lan-1

Giáo sư Nguyễn Lân (phải)

Năm 1932, chàng trai Nguyễn Lân khi đó tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và bắt đầu hành trình cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ông đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng, người đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh xuất sắc.

Sau này, con cháu của cố Giáo sư Nguyễn Lân đã nối tiếp truyền thống hiếu học, làm vẻ vang dòng tộc:

Con trai cả, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học - Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất, là người Việt Nam đầu tiên được cựu Tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga vào năm 2001. Hiện ông giảng dạy tại Nhạc viện Novosibirsk, Nga.

Người con thứ hai, Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (đã qua đời), từng là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để lại những đóng góp thầm lặng trong giáo dục.

Người con thứ ba, Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, là một trong những nhà khoa học đầu ngành về vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp của Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, đồng thời là đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

 

gia-dinh-gia-su-nguyen-lan-4

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, con thứ tư, là chuyên gia hàng đầu về Cổ nhân học, nghiên cứu viên cao cấp và Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam. Ông cũng giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người con thứ năm, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam và là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, con thứ sáu, hiện là giảng viên Bộ môn Hệ thống điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, với những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật điện.

Giáo sư - Tiến sĩ - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt, con thứ bảy, từng giữ chức Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, và là nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

 

Người con út, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, từng là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

gia-dinh-gia-su-nguyen-lan-2

Tính đến ba thế hệ, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, và tiến sĩ. Đại gia đình gần 60 người của ông không chỉ nổi bật bởi thành tựu học thuật mà còn là hình mẫu của một gia đình nề nếp, yêu thương, kính trên nhường dưới. Những người đi trước luôn dìu dắt thế hệ đi sau, góp phần xây dựng nên một đại gia đình hiếu học, tài năng và chuẩn mực.

gia-dinh-gia-su-nguyen-lan-3

Nói về gia đình mình, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng từng chia sẻ với Dân Việt: “Công đầu tiên phải nói là từ cha tôi. Dù sinh ra trong nghèo khó nhưng ông luôn ham học. Ông thọ 98 tuổi nhưng làm việc đến năm 95 tuổi. Ngày nào ông cũng miệt mài 10 tiếng và rất nghiêm túc. Đúng 8h sáng làm việc, trưa nghỉ rồi 1h chiều dậy làm việc, kể cả thứ 7, chủ nhật. Anh Nguyễn Lân Dũng rất chăm chỉ. Anh còn ngủ luôn ở phòng thí nghiệm. Nhà tôi 8 anh em đều dạy đại học, đến thế hệ các cháu cũng noi gương nghiên cứu khoa học.

 

Mọi người bảo do gen nhưng tôi cho rằng gia đình chúng tôi cũng bình thường, do không khí gia đình thôi. Các thành viên trong nhà luôn động viên nhau, bảo ban nhau học tập, người đi trước nối tiếp làm gương cho người đi sau”.

gia-dinh-gia-su-nguyen-lan-5

Khi còn sống, Giáo sư Nguyễn Lân luôn đặt ra những quy định trong nhà, chẳng hạn như mỗi tháng con cháu sẽ hội ngộ gặp nhau một lần, tháng nào có sinh nhật ai hay chúc mừng sự kiện gì đều sẽ gặp mặt. Cứ vào tối ngày Ông Táo, 30 Tết, ngày mùng 2, giỗ chạp... cả nhà lại quây quần. Chính thói quen bình dị đó đã giúp các thành viên trong gia đình hiểu, gần gũi và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm