Gia đình giáo sư là ‘huyền thoại sống’ của Việt Nam: 2 thế hệ được phong Anh hùng, hổ phụ sinh hổ tử
CLIP: Lợn rừng vùng dậy chống lại hổ dữ và cái kết bất ngờ / CLIP: Bị truy sát, trâu rừng nổi điên húc thủng đùi sư tử nhưng cái kết mới gây chú ý
GS. Từ Giấy (1921 – 2009) quê ở làng Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông xuất thân trong 1 gia đình nghèo, mồ côi bố từ nhỏ nhưng luôn mang trong mình khát vọng cống hiến. Bằng tình yêu đất nước, ông đã trở thành 1 giáo sư đầu ngành về dinh dưỡng.
Ông là 1 trong 20 “Huyền Thoại sống của ngành dinh dưỡng thế giới” và là người đầu tiên nhận giải thưởng “Nhà dinh dưỡng xuất sắc nhất Châu Á” và được Ủy ban Dinh dưỡng Liên Hiệp quốc trao giải thưởng “Nhà khoa học đã suốt đời cống hiến cho sự nghiệp dinh dưỡng”.
Trong suốt cuộc đời cách mạng hoạt động cách mạng của mình, giáo sư Từ Giấy đã giữ nhiều trọng trách quan trọng khác nhau như: Trưởng phòng Phòng bệnh Cục Quân y, Trưởng ban Phòng bệnh quân đội tại Mặt trận Điện Biên Phủ; giảng viên, Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh quân đội, Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y), rồi Phó cục trưởng Cục Quân nhu kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ăn-mặc quân đội (nay là Viện Nghiên cứu ứng dụng quân nhu, Cục Quân nhu)...
Vợ chồng giáo sư Từ Giấy, năm 2000.
Sau khi đất nước giải phóng, năm 1981 khi ấy giáo sư Từ Giấy đã 60 tuổi, lẽ ra là tuổi nghỉ hưu nhưng ông lại được Chính phủ giao cho ông chức Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia. 15 năm ở vị trí này, ông đã có nhiều đóng góp giải quyết vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, xóa nạn suy dinh dưỡng, xóa đói giảm nghèo. Với những đóng góp to lớn của mình, năm 2000, GS Từ Giấy được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.
GS Từ Giấy sinh được 3 người con thì cả 3 người con đều tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc. Người con cả Đại tá Từ Đễ tham gia vào bộ đội không quân khi mới 16 tuổi. Ông là 1 trong những tên tuổi phi công nổi tiếng đã “oanh tạc” bầu trời khiến quân địch khiếp vía.
Nhắc đến Đại tá Từ Đễ người ta nhớ ngay đến kỳ tích cất cánh máy bay Mig 21 từ đường băng phụ chỉ rộng 16m và 1.500m. Khi chiếc Mig hạ cánh an toàn, tất cả chuyên gia kỹ thuật, kể cả chuyên gia Liên Xô chỉ biết lắc đầu, không hiểu nổi vì sao lại có thể thực hiện những lần cất cánh kì lạ như vậy.
Và cho đến nay, trong lịch sử không quân, đây vẫn là dấu mốc mà chưa ai có thể vượt qua. Kỳ tích thứ 2 của Đại tá Từ Đễ là chiến công lừng lẫy cùng phi đội 5 máy bay đeo nặng bom lặc lè từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) bổ nhào xuống Tân Sơn Nhất góp phần đắc lực cho cuộc cáo chung 1 chế độ.
Điều kì diệu là thông thường để điều khiển loại máy bay này phải mất 3 tháng, thì Đại tá Từ Đễ và các đồng đội chỉ có 5 ngày làm quen và với 90 phút bay thử nghiệm. Vậy mà trận đánh lịch sử này đã phá hủy 24 máy bay và diệt nhiều sinh lực địch và trở về nguyên vẹn. Ông từng giữ chức Phó Cục trưởng cục Quân huấn QĐNDVN và được phong Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân (AHLLVTND) ngày 22/10/2015.
Giáo sư Từ giấy và Đại tá Từ Đễ cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Người con trai thứ 2 của GS Từ Giấy là Thiếu tướng Từ Linh, nhập ngũ năm 1968 vào đơn vị pháo binh. Ông làm Giám đốc Trung tâm Thông tin KHQS - Bộ Quốc phòng.Người con út là người theo nghiệp GS Từ Giấy, sau khi tốt nghiệp Học viện Quân Y chuyên ngành bác sĩ đa khoa, bác sĩ Từ Ngữ được phân công về công tác ở Quân khu 7. Sau này, ông chuyển về Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Hiện nay, tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ là Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Giáo sư Từ Giấy (thứ hai, từ trái sang) và 3 con trai, năm 1980. Ảnh do gia đình nhân vật cung cấp
Tiếp nối truyền thống của gia đình, các cháu của GS Từ Giấy đều là những người thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đại tá Từ Đễ có hai người con thì con gái lớn Từ Phương Thảo hiện là họa sĩ, con trai Từ Hoa là kiến trúc sư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Nhà tiên tri mù Baba Vanga dự đoán “thảm họa hủy diệt thế giới” vào năm 2025, giống dự đoán của bậc thầy chiêm tinh người Pháp
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ