Gia tộc hiển hách nhất triều đại nhà Thanh, có tận 3 người làm Hoàng Hậu nhưng chỉ có 1 người kết thúc có hậu
'Thời tiết hanh khô, cẩn thận củi lửa': Nhân vật quần chúng nhỏ bé trong phim nhưng là người làm nghề đặc biệt thời xưa / 3 loài động vật ngu ngốc nhất thế giới đang trên bờ vực tuyệt chủng do chỉ số thông minh của chúng thấp
Mãn Thanh có thể tiến vào Trung Nguyên, ngoài nguyên nhân do Lý Tự Thành không chống cự nổi và Ngô Tam Quế đầu hàng quân địch ra thì cũng không thể không kể tới Bát Kỳ Quân với sức chiến đấu mạnh mẽ. Nội bộ Bát Kỳ cũng chia thành những gia tộc khác nhau, hậu cung triều Thanh có vô số phi tần, cung nữ đều là những người được tuyển chọn từ những gia tộc này. Chỉ cần có thể liên hôn với hoàng thất thì địa vị của gia tộc đó đương nhiên cũng sẽ được nâng cao. Từ thời Hậu Kim, Mãn Thanh có một gia tộc vô cùng hiển hách, có tới 3 người từng làm hoàng hậu nhưng chỉ 1 người kết thúc có hậu, 2 người còn lại đều có kết cục vô cùng bi thảm.
(Ảnh minh họa)
Gia tộc này chính là Ô Lạp Na Lạp Thị, do được dịch từ tiếng Mãn nên có lúc được gọi là Ô Lạt Na Lạp Thị, tuyệt đối đừng nhầm lẫn với Diệp Hách Na Lạp Thị, cho dù chỉ lệch nhau có 2 chữ nhưng lại có sự khác biệt vô cùng to lớn. Mỗi một nữ tử vào cung làm phi, cho dù bản thân có muốn hay không thì ít nhiều đều mang trong mình sứ mệnh làm rạng danh dòng tộc, vậy 3 vị hoàng hậu xuất thân từ dòng họ Ô Lạp Na Lạp Thị là những ai?
Đầu tiên là Hiếu Liệt Vũ Hoàng Hậu, là phi tử thứ 4 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, tên của bà là A Ba Hợi, nghe có vẻ hơi khó nghe, cũng không có danh tiếng lớn trong lịch sử nhưng bà có một người con trai không phải hoàng đế mà lại còn hơn cả hoàng đế, chính là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn trong thời kỳ của vua Đồng Trị. A Ba Hợi chỉ sống tới 37 tuổi, cuộc đời của bà có thể dùng 2 chữ “bi thảm” để hình dung.
(Ảnh minh họa)
Trước khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng nên nhà Hậu Kim, Ô Lạp Bộ với ông là kẻ thù số 1, chiến sự giữa hai bên liên miên không ngừng. Năm 7 tuổi, A Ba Hợi đã mất đi phụ thân, đi theo thúc thúc Bố Chiêm Thái sinh sống. Bố Chiêm Thái trong một lần ra trận đã bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích bắt sống, cả bộ lạc cũng bị thôn tính. A Ba Hợi khi ấy mới chỉ 12 tuổi đã bị gả cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi ấy đã ngoài 30. Do sau này có quan hệ mập mờ với Nhị A Ca Đại Thiện nên đã khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích phẫn nộ, từ đó bị ghẻ lạnh. Sau khi Hoàng Thái Cực nắm quyền, A Ba Hợi vì muốn bảo toàn mạng sống cho con trai mà bị ép phải tự sát, tuẫn táng, kết cục khiến người ta phải đau lòng.
Thứ hai là Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu, tên cụ thể không rõ, bà được ban hôn cho Ung Chính khi mới 10 tuổi, hơn nữa còn là Đích Phúc Tấn hay còn gọi là chính thất của Ung Chính. Hôn sự này được đích thân Khang Hy sắp xếp. Sau kết hôn, cả hai ân ái vô cùng, sau đó vào năm 16 tuổi đã hạ sinh Hoàng tử Hoằng Huy, đây cũng là người con duy nhất của bà. Điều đáng tiếc là Hoằng Huy 8 tuổi đã mất sớm, tuy nhiên tình cảm mà Ung Chính dành cho bà vẫn không hề giảm đi.
(Ảnh minh họa)
Ung Chính là người chiến thắng trong cuộc tranh giành hoàng quyền với các hoàng tử khác, thành công ngồi vững trên ngai vàng. Ngay sau khi kế vị, Ung Chính đã sắc phong Ô Lạp Na Lạp Thị làm Hoàng Hậu, có thể thấy tình yêu mà ông dành cho bà là chân ái. 9 năm sau, Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu lâm bệnh qua đời, bà ở bên Ung Chính hơn 40 năm, tình cảm vợ chồng nồng thắm, quán xuyến, xử lý mọi việc trong hậu cung đâu ra đó, Ung Chính cũng vô cùng đau lòng vì sự ra đi của bà. Nhìn chung, cuộc đời của Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu vô cùng hạnh phúc, đồng thời cũng có được kết thúc có hậu.
Cuối cùng là Thuần Đế Kế Hoàng Hậu, chính là nguyên mẫu của Nhàn Phi trong bộ phim cung đấu nổi tiếng “Diên Hi Công Lược”. Có chuyên gia từng nói, bà xuất thân từ Huy Phát Na Lạp Thị nhưng dựa theo ghi chép trong “Thanh sử thảo”, Nhàn Phi là người của dòng tộc Ô Lạp Na Lạp Thị. Nhàn Phi có mưu mô thủ đoạn cao thâm trong chốn hậu cung đấu đá đen tối, 27 tuổi đã được phong làm Quý Phi, 30 tuổi với thân phận là Hoàng Quý Phi đã tiếp quản mọi sự vụ lớn nhỏ trong hậu cung.
(Ảnh minh họa)
Nhàn Phi cả đời đã sinh cho Càn Long 2 người con trai và 1 người con gái, chưa từng để lại quá nhiều sự tích xuất sắc, cũng không có tội lỗi quá lớn nào. Làm Hoàng Hậu mười mấy năm, sau khi qua đời lại chẳng có nổi một ngôi mộ riêng, chỉ được chôn cạnh một phi tử khác. Điều gì đã khiến Càn Long nhẫn tâm như vậy? Về vấn đề này, trong chính sử không hề tìm thấy đáp án, có lẽ các sử quan triều Thanh cũng không dám ghi chép. Nhưng theo dã sử, trong một lần đi tuần phía Nam, do bà khuyên Càn Long đừng quá ham mê mỹ sắc, từ đó đã đắc tội với Càn Long, thế nên mới rơi vào kết cục bi thảm như vậy.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ