Giải mã 3 điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Đến nay chưa một lần mở cửa - Vì sao?
Bí ẩn về 'tóc thiên thần' từ trên trời rơi xuống khiến con người không dám lại gần / Giải mã bí ẩn, thoát chết trong gang tấc nhờ những tiếng gọi từ tiềm thức
Bạn có biết rằng bên trong Tử Cấm Thành tồn tại 3 điện chưa một lần mở cửa. Đó là những điện nào?
1. Vũ Hoa Các
Trong kho lưu trữ tài liệu cung điện nhà Thanh, có một khu vực xây dựng được gọi là Trung Chính điện. Với đại sảnh Trung Chính là trung tâm, nơi đây có tất cả 10 ngôi đền Phật giáo được phân bố từ nam ra bắc.
Vũ Hoa Các. (Ảnh: Aboluowang)
Các hội trường Phật giáo hiện này đã bị đóng cửa trong một thời gian dài, 9 trong số chúng vẫn được duy trì trưng bày “Nguyên trạng Phật đường" và Vũ Hoa Các chính là hội trường còn lại.
Cố Cung Bác Vật Viện có ghi lại rằng, Vũ Hoa Các là hội trường lớn nhất trong số hàng chục hội trường Phật giáo ở Tử Cấm Thành. Có thông tin cho rằng đây là ngôi chùa dành riêng cho hoàng đế, ngoại trừ các Lạt ma làm nghi lễ Phật giáo thì không ai bên ngoài cung điện được phép bước vào.
Vũ Hoa Các (Ảnh: Aboluowang)
Đã có rất nhiều truyền thuyết về Vũ Hoa Các, nhưng nó vẫn trở thành một bí ẩn của Tử Cấm Thành.
Người ta nói rằng cho đến nay, Vũ Hoa Các vẫn còn lưu giữ những đồ đạc của năm Càn Long thứ 44 nhà Thanh.
2. Thiên Cung Bảo Điện
Thiên Cung Bảo Điện nằm ở phía đông Tử Cấm Thành, được xây dựng vào thời nhà Minh với tên ban đầu là Huyền Khung Bảo Điện. Đến thời hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh, ông đã cho cải tạo lại điện sau đó đổi tên thành Thiên Cung Bảo Điện.
Thiên Cung Bảo Điện. (Ảnh: Aboluowang)
Theo ghi chép trong Cố Cung Bác Vật Viện, Thiên Cung Bảo Điện là nơi thờ Thần Hạo Thiên và diễn ra các hoạt động Đạo giáo trong cung điện.
Hiện nay, cung điện vẫn đang ở tình trạng tốt, nhưng thuộc khu vực đã đóng cửa và chưa được sửa chữa trong hàng trăm năm qua. Có lẽ vì vậy mà các nhân viên Tử Cấm Thành đã gọi nơi đây là "Thế ngoại Đào Nguyên".
3. Phạn Tôn Lâu
Vào năm Càn Long thứ 33, đất nước thịnh vượng, hoàng đế ra sắc lệnh quyết định xây dựng một ngôi chùa uy quyền trên đỉnh Tây Sơn dành cho mình với tên Phạn Tôn Lâu. Đây cũng là công trình mới nhất được xây dựng tại hội trường Phật giáo Trung Chính điện.
Trong lịch sử, Phạn Tôn Lâu chỉ là một Phật đường có diện tích nhỏ với chi phí xây dựng 5.276,455 lạng bạc. Tuy nhiên, nơi đây có tất cả những đặc ân mà bất kỳ ngôi chùa nào vào thời nhà Thanh đều mong muốn.
Phạn Tôn Lâu. (Ảnh: Aboluowang)
Hoàng đế Càn Long coi mình chính là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi, vì vậy ông đã cho đúc một bức tượng lấy khuân mặt mình đặt trong Phạn Tôn Lâu. Bên cạnh đó, ở các hạng mục ngoài đại sảnh Phật đường còn có đầy đủ long bào, áo giáp, vũ khí và đồ dùng của hoàng đế Càn Long.
Rõ ràng, ngôi chùa này không chỉ mang giá trị tôn giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng đến cuộc đời chính hoàng đế Càn Long.
Ba nơi này, cho dù bắt đầu từ đâu, đều là những điều bí ẩn bên trong Tử Cấm Thành, và chưa được giải đáp ra thế giới bên ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới