Giải mã 3 điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Đến nay chưa một lần mở cửa - Vì sao?
Trung Quốc sở hữu 'Tử cấm thành trên núi' được UNESCO công nhận là Di sản: Rộng hơn cả di tích ở Bắc Kinh / Cây trinh nam 1.300 năm tuổi vẫn xanh tốt, từng được dùng làm vật liệu để xây dựng Tử Cấm Thành
Là cung điện hoàng gia đã tồn tại gần 600 năm, Tử Cấm Thành ẩn chứa rất nhiều những câu chuyện trong đó. Tử Cấm Thành trước mắt vừa quen thuộc vừa xa lạ, khi mọi ngóc ngách nơi đây đều trở nên bí ẩn.
Bạn có biết rằng bên trong Tử Cấm Thành tồn tại 3 điện chưa một lần mở cửa. Đó là những điện nào?
1. Vũ Hoa Các
Trong kho lưu trữ tài liệu cung điện nhà Thanh, có một khu vực xây dựng được gọi là Trung Chính điện. Với đại sảnh Trung Chính là trung tâm, nơi đây có tất cả 10 ngôi đền Phật giáo được phân bố từ nam ra bắc.
Vũ Hoa Các. (Ảnh: Aboluowang)
Các hội trường Phật giáo hiện này đã bị đóng cửa trong một thời gian dài, 9 trong số chúng vẫn được duy trì trưng bày “Nguyên trạng Phật đường" và Vũ Hoa Các chính là hội trường còn lại.
Cố Cung Bác Vật Viện có ghi lại rằng, Vũ Hoa Các là hội trường lớn nhất trong số hàng chục hội trường Phật giáo ở Tử Cấm Thành. Có thông tin cho rằng đây là ngôi chùa dành riêng cho hoàng đế, ngoại trừ các Lạt ma làm nghi lễ Phật giáo thì không ai bên ngoài cung điện được phép bước vào.
Vũ Hoa Các (Ảnh: Aboluowang)
Đã có rất nhiều truyền thuyết về Vũ Hoa Các, nhưng nó vẫn trở thành một bí ẩn của Tử Cấm Thành.
Người ta nói rằng cho đến nay, Vũ Hoa Các vẫn còn lưu giữ những đồ đạc của năm Càn Long thứ 44 nhà Thanh.
2. Thiên Cung Bảo Điện
Thiên Cung Bảo Điện nằm ở phía đông Tử Cấm Thành, được xây dựng vào thời nhà Minh với tên ban đầu là Huyền Khung Bảo Điện. Đến thời hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh, ông đã cho cải tạo lại điện sau đó đổi tên thành Thiên Cung Bảo Điện.
Thiên Cung Bảo Điện. (Ảnh: Aboluowang)
Theo ghi chép trong Cố Cung Bác Vật Viện, Thiên Cung Bảo Điện là nơi thờ Thần Hạo Thiên và diễn ra các hoạt động Đạo giáo trong cung điện.
Hiện nay, cung điện vẫn đang ở tình trạng tốt, nhưng thuộc khu vực đã đóng cửa và chưa được sửa chữa trong hàng trăm năm qua. Có lẽ vì vậy mà các nhân viên Tử Cấm Thành đã gọi nơi đây là "Thế ngoại Đào Nguyên".
3. Phạn Tôn Lâu
Vào năm Càn Long thứ 33, đất nước thịnh vượng, hoàng đế ra sắc lệnh quyết định xây dựng một ngôi chùa uy quyền trên đỉnh Tây Sơn dành cho mình với tên Phạn Tôn Lâu. Đây cũng là công trình mới nhất được xây dựng tại hội trường Phật giáo Trung Chính điện.
Trong lịch sử, Phạn Tôn Lâu chỉ là một Phật đường có diện tích nhỏ với chi phí xây dựng 5.276,455 lạng bạc. Tuy nhiên, nơi đây có tất cả những đặc ân mà bất kỳ ngôi chùa nào vào thời nhà Thanh đều mong muốn.
Phạn Tôn Lâu. (Ảnh: Aboluowang)
Hoàng đế Càn Long coi mình chính là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi, vì vậy ông đã cho đúc một bức tượng lấy khuân mặt mình đặt trong Phạn Tôn Lâu. Bên cạnh đó, ở các hạng mục ngoài đại sảnh Phật đường còn có đầy đủ long bào, áo giáp, vũ khí và đồ dùng của hoàng đế Càn Long.
Rõ ràng, ngôi chùa này không chỉ mang giá trị tôn giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng đến cuộc đời chính hoàng đế Càn Long.
Ba nơi này, cho dù bắt đầu từ đâu, đều là những điều bí ẩn bên trong Tử Cấm Thành, và chưa được giải đáp ra thế giới bên ngoài.
Tin liên quan
Trung Quốc đang trong "kỷ nguyên vàng của khám phá": Phát hiện khảo cổ gây chấn động thế giới này là minh chứng!End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'