Khám phá

Trung Quốc sở hữu 'Tử cấm thành trên núi' được UNESCO công nhận là Di sản: Rộng hơn cả di tích ở Bắc Kinh

Ít ai biết rằng Trung Quốc còn có di tích được mệnh danh là 'Tử cấm thành trên núi' được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tại sao các cung nữ của triều đại nhà Thanh cổ đại không sống sót sau khi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành! / Tử Cấm Thành không có màu tím, tại sao lại gọi là Tử Cấm Thành

Ảnh minh họa

Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử văn hóa. Ân Thi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hồ Bắc có nhiều dân tộc đa dạng cũng như nhiều điểm tham quan đặc biệt và được mệnh danh là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất, xứ sở thần tiên xinh đẹp ở Trung Quốc.

Trong đó, Di chỉ Thổ ty Đường Nhai là một di chỉ thành cổ nằm ở hương Tiêm Sơn, huyện Hàm Phong, Ân Thi, Hồ Bắc, Trung Quốc. Địa điểm này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

Di chỉ Thổ ty Đường Nhai có lịch sử hơn 600 năm, có diện tích 740.000 mét vuông. Di tích này còn vượt qua Tử Cấm Thành thời nhà Minh, được mệnh danh là "Tử Cấm Thành trên núi". Thật đáng tiếc khi nhiều du khách không biết đến địa điểm này vì vị trí khá xa xôi.

Ở Trung Quốc, có rất nhiều bảo tàng bản sao của Di chỉ Thổ ty Đường Nhai để du khách tham quan theo nhu cầu khác nhau. Điều đặc biệt là i chỉ Thổ ty Đường Nhai ở Hồ Bắc là nó có thật. Di tích này được xây dựng vào thời kỳ nhà năm 1346 dưới thời Nguyên Huệ Tông và bị bãi bỏ năm 1735 dưới thời Ung Chính với lịch sử kéo dài trong 389 năm.

Minh,với những tòa nhà lộng lẫy và quy mô rất lớn, có tổng cộng 18 con hẻm và 36 sân, bao gồm phòng giam, học viện, vườn hoàng gia và các cơ sở khác. Nhiều tòa nhà đã bị thiệt hại thậm chí không còn tồn tại nữa.

 

Theo báo cáo đánh giá của cơ quan tham vấn chuyên nghiệp của Ủy ban Di sản thế giới - Hội đồng Dỉ chỉ cổ tích quốc tế chỉ rõ các di chỉ Thổ Ty của Trung Quốc đã thể hiện “sự giao lưu giá trị quan của loài người về các mặt kế thừa văn hoá dân tộc và đồng thuận quốc gia giữa Chính quyền Trung ương và cộng đồng địa phương”.

"Chế độ Thổ Ty" đã được thi hành tại các khu vực dân tộc thiểu số ở vùng tây-nam bởi chính quyền Trung ương các triều đại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20. Theo đó “Thổ Ty" là thủ lĩnh địa phương được bổ nhiệm có vai trò cai quản người dân địa phương, cha truyền con nối. Di chỉ Thổ Ty là bằng chứng cho thấy Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc thống nhất đã tiến hành quản lý một cách độc đáo đối với khu vực đa dân tộc ở vùng tây-nam.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm