Giải mã bãi 'đá cổ' trên sông Hồng
Giữa dải đất phù sa, cát mịn bên bờ , thuộc thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, xuất hiện một mỏm đất ẩn chứa nhiều viên đá với các hình dạng khác nhau khiến không ít người tò mò. Thế rồi sự lạ lùng, "khác người" trên mỏm đất đó đã được các nhà giải mã.
Mỏm đất lạ
Mỏm đất mà chúng tôi nhắc đến thuộc thôn Hồng Phong, cạnh bến đò Mậu A cũ. Từ nhiều đời nay, người dân địa phương mỗi khi qua đây đều tỏ ra lạ lùng trước những viên đá đủ mọi hình dạng kỳ dị, viên thì sắc như dao, giống như cái chày, rìu đá... Những viên đá đủ mọi hình thù chồng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp khiến nhiều người tò mò, nhưng không thể lý giải được vì sao những viên đá kỳ lạ đó lại xuất hiện ở nơi bãi bồi cát mịn như thể có bàn tay can thiệp của người trời.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, một người dân ở thị trấn Mậu A kể rằng: "Khoảng 10 năm trở lại đây, địa điểm này là nơi thu hút nhiều người tìm đồ cổ đến để dò tìm vật báu. Vài người sau đó đã đem mấy cục đá lạ về nhà, nói là lạ bởi viên thì có hình như cái chày, viên thì sắc, nhọn như lưỡi dao nên người ta thấy hay hay thì đem về chơi chứ ai biết nó quý giá thế nào. Lúc cao điểm, cánh săn đồ cổ còn đem liền 2 cái máy dò qua đây để dò cổ vật, nhưng chẳng thấy ai đào được vàng bạc, châu báu gì mà chỉ thấy những viên đá lốc cốc trên mặt đất.Ngoài ra, mỏm đất này cũng là nơi canh tác của người dân xung quanh, thành thử đá vẫn cứ lốc lên tầng tầng, lớp lớp, rồi người dân lại vứt bớt xuống sông, tấp thành đống, làm bờ rào cho đỡ vướng...".
Theo nhiều người dân địa phương thì mỏm đất này nằm ở khúc cong của sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái. Nơi bến sông này thuận lợi cho thuyền, mảng neo đậu mỗi khi lũ về, cũng là nơi người dân đánh bắt được nhiều cá, tôm. Không những thế, hai bên bờ sông trước đây là rừng rậm, nhiều thú hoang thích hợp cho phương thức săn bắt, hái lượm của người xưa, có lẽ vì thế mà họ tập trung tại đây để chuẩn bị và nghỉ ngơi trước, sau mỗi chuyến đi săn...
Cũng có người cho rằng, những hiện vật lạ lùng xuất hiện tại mỏm đất này là do sự bồi đắp của sông Hồng, sau nhiều năm, những hiện vật từ khắp nơi tích tụ về đây tạo nên sự khác biệt so với những chỗ khác.
Ông Nguyễn Đức Hưng, Chuyên viên phòng Văn hóa huyện Văn Yên dẫn chúng tôi đến mảnh đất có những hiện vật kỳ lạ để mục sở thị địa danh mà nhiều nghĩ là địa điểm có nhiều vật báu. Ông dừng chân tại một mô đất cao, sát bờ sông Hồng rồi lấy chân bới lớp cát mỏng, những viên đá đủ mọi hình dạng chồi lên, ông chọn những viên đẹp nhất nhấc lên nhìn ngắm hồi lâu rồi trầm trồ phán đoán, nào cái này là dụng cụ ghè, đẽo bằng đá, cái kia chính là rìu đá, nhẫn đá... Là một cán bộ quản lý văn hóa, ông thường đến đây để kiểm tra, thu thập thêm tư liệu. Mỗi lần đến ông lại lượm nhặt những cổ vật bằng đá về nhà ngắm cho đã mắt. Lâu dần, ông đã tự kiếm được một "bộ sưu tập" các cổ vật bằng đá nho nhỏ, khi nào rảnh ông lại lôi ra nhìn ngắm.
Hiện vật 3.000 - 4.000 năm
Những hiện vật lạ lùng trên mỏm đất cạnh bến đò Mậu A cũ được người dân đồn thổi, ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của các nhà khảo cổ học. Cách đây vài năm, một cuộc thám sát tại đây được tiến hành. Kết quả là hơn 1.000 hiện vật đã được phát hiện, trong đó, nhiều hiện vật thuộc thời đá mới, cách đây 3.000 - 4.000 năm. Từ kết quả này cho thấy, đây là di chỉ khảo cổ thuộc loại quí nằm trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Theo nhận định của GS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam thì những hiện vật phát hiện ở Văn Yên là do sự bồi tụ ngẫu nhiên của sông Hồng, qua nhiều năm, những hiện vật từ thượng nguồn được dòng nước cuốn về đây rồi tích tụ lại khiến mỏm đất trở thành nơi lưu trữ những hiện vật cổ. Minh chứng cho điều này là việc phát hiện nhiều hiện vật bằng đá có niên đại khác nhau. Trong số đó có những hiện vật từ thời đá cũ, cách đây 15 - 20 ngàn năm, hiện vật thời đá mới... Tại đây không phát hiện được những hiện vật nào như vỏ ốc, tro cháy... Cho nên có thể thấy đây không phải là địa điểm cư trú của người Việt trước đây.
Khi phát hiện những hiện vật bằng đá, kỳ lạ ở Văn Yên, có người cho rằng, đây chính là "đại công xưởng" chế tác đá của người Việt cách đây hàng ngàn năm. Tuy nhiên, GS Trình Năng Chung khẳng định, không thể gọi đây là "công xưởng" chế tác đá. Bởi nói đến "công xưởng" là khi xã hội đã có sự phân công sản xuất. Mặt khác, ngoài di chỉ khảo cổ ở Văn Yên ra còn một số di chỉ khác đã phát hiện số lượng cổ vật lớn gấp 3 - 4 lần so với ở Văn Yên. Dọc dải sông Hồng, có nhiều di chỉ khảo cổ quí, trong đó có di chỉ khảo cổ ở thị trấn Mậu A. Những di chỉ này đều là tư liệu nghiên cứu quí cho ngành khảo cổ học, từ đó giải mã những vấn đề về khảo cổ, văn hóa của người Việt cách đây hàng ngàn năm.
"Hiện UBND huyện đã quy hoạch khu di chỉ khảo cổ ở thị trấn Mậu A để bảo vệ, xây dựng thành địa điểm tham quan thu hút khách du lịch. Bởi di chỉ này nằm gần đền Đông Cuông, mỗi năm có hàng chục ngàn khách du lịch tới đây tham gia lễ hội, chúng tôi muốn có thêm địa chỉ tham quan mới cho du khách mỗi khi đến với Văn Yên". Ông Nguyễn Đức Hưng (chuyên viên Phòng Văn hóa huyện Văn Yên)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?