Giải mã bí ẩn bộ lạc chọc thủng màng nhĩ trẻ em để thành 'người cá'
Bộ lạc sử dụng chất kích thích trước khi đi săn, tỉnh táo đến tận vài ngày; tất cả người trong làng đều có chung huyết thống / Kỳ lạ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ khi đến 10 tuổi bị nhốt 1 tháng rồi phải trải qua nghi lễ trưởng thành vô cùng đau đớn
Bộ tộc "người cá" giữa đại dương
Giữa lòng đại dương mênh mông, không xa thị trấn Semporna (bang Sabah, Malaysia), bộ tộc Bajau Laut vẫn tồn tại như một cộng đồng biệt lập, sống lênh đênh trên biển qua nhiều thế hệ. Từ lâu, họ đã được biết đến như những ngư dân kỳ tài của vùng biển Sulawesi. Suốt hàng thế kỷ, bộ tộc này sống bám biển mà ít ai hay biết.
Theo truyền thuyết, người Bajau có nguồn gốc từ một bi kịch liên quan đến nàng công chúa Johor xinh đẹp của Malaysia. Sau khi bị cuốn trôi trong trận lũ khủng khiếp, nhà vua cho cử người đi tìm, nhưng khi họ không trở về, một bộ tộc du mục trên biển được hình thành. Từ đó, Bajau đã chọn biển làm nhà, trời làm mái che suốt nửa thiên niên kỷ.
Với khoảng 800.000 người, dân tộc Bajau sống trải dài từ Philippines đến Malaysia, Đông Indonesia và Myanmar, bao phủ khu vực biển nổi tiếng "Tam giác san hô" chứa một phần ba lượng san hô của thế giới, là nhà của hơn 3.000 loài cá. Người Bajau chủ yếu theo đạo Hồi Sunni và tin vào thế giới tâm linh của biển cả, nơi họ coi là tổ quốc chung.
Lối sống du mục của người Bajau không bị giới hạn bởi quốc gia. Họ di chuyển trên những chiếc xuồng lepa - lepa đơn sơ và trong nhiều năm qua, sự di chuyển của họ giữa các quốc gia đã tạo ra tranh cãi chính trị. Dù hiện nay phần lớn đã định cư trong các làng chài như Torosiaje, nhiều người Bajau vẫn giữ truyền thống sống trên biển.
Chỉ cách đất liền một giờ đi thuyền, làng Bajau vẫn duy trì lối sống hoang sơ, ăn uống chủ yếu từ cá và chuối. Họ dùng tinh bột sắn trộn với lá khô, bôi lên mặt như một loại kem chống nắng tự nhiên. Nổi bật trên biển, người Bajau được ca ngợi là những "người cá" vĩ đại, với khả năng lặn sâu tới 20m mà không cần bình dưỡng khí, chỉ bằng những cây giáo tự chế để bắt cá, ngọc trai và hải sâm.
Những đứa trẻ Bajau được huấn luyện bơi từ nhỏ, và để tránh đau đớn dưới áp lực nước khi lặn sâu, họ chọc thủng màng nhĩ. Họ phải nằm im cho tai lành lại trước khi tiếp tục bơi lội mà không cảm thấy đau đớn. Ông Imran Lahassan, người sống ở Bắc Sulawesi, kể lại rằng sau một tuần im lặng để vết thương lành, ông có thể lặn xuống đáy biển mà không còn cảm thấy đau đớn.
Vì tập tục này, người Bajau có thể bị mất khả năng nghe, nhưng đôi mắt của họ lại sắc bén hơn, giúp họ nhìn rõ dưới nước.
Liều mình kiếm sống dưới biển sâu
Làng Bajau nằm giữa biển như một thiên đường huyền bí. Những ngôi nhà vững chãi trên biển kiên cường đối diện với sóng gió dữ dội. Biển xanh trong, khung cảnh tuyệt đẹp như một chốn thần tiên, nhưng cuộc sống nơi đây không thiếu thử thách.
Mặc dù họ sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, người Bajau cũng phải đối mặt với những hiểm nguy từ chính tập tục của mình. Bà Ane kể lại: "Khi chúng tôi đến Torosiaje, chúng tôi không có gì ngoài những chiếc lepa - lepa thô sơ. Những chiếc thuyền này không đủ sức chịu đựng sóng to. Mọi người chỉ tập trung vào việc lặn sâu tới 40m để kiếm ngọc trai và hải sâm mà quên mất giới hạn của cơ thể. Nhiều người đã chết hoặc bị liệt vì những cuộc lặn không ngừng nghỉ. Chồng tôi cũng đã chết vì chuột rút."
Bà Diana Botutihe, người đã sống 50 năm trên biển, cho biết rằng mỗi lần ghé vào đất liền chỉ để đổi hải sản lấy gạo và nước ngọt, bà không bao giờ quên được sự nguy hiểm của biển cả. Sau mỗi trận bão, ngôi nhà của họ có thể bị phá hủy hoặc chìm xuống đáy biển.
Trải qua nhiều thế hệ, người Bajau đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống lênh đênh trên biển. Họ chỉ lên đất liền khi cần trao đổi hàng hóa hoặc chôn cất người chết. Đôi khi, họ cảm thấy không thoải mái khi phải ở trên đất liền quá lâu.
Ngày nay, để tăng sản lượng cá, ngư dân Bajau đã sử dụng Kali xyanua do tàu cá Hong Kong mang đến, gây hại cho các rặng san hô và phá hủy môi trường biển. Chỉ trong 10 năm qua, trữ lượng cá đã giảm mạnh. Theo GS David J Smith từ Đại học Essex, từ 2002-2006, số lượng cá giảm 13%, nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ gia tăng và các phương pháp đánh bắt tàn phá như đánh bom và dùng xyanua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Loài bọ đắt nhất thế giới được giới thượng lưu săn lùng làm thú cưng, giá 2 tỷ đồng/con
CLIP: Gà mái đánh bại chim ưng trong trận chiến đầy bất ngờ
Ảnh minh họa