Giải mã bí ẩn gây 'sốc' về cái chết của những người khai quật lăng mộ các Pharaoh
CLIP: Sư tử cái dở thói đanh đá khiến sư tử đực khiếp vía / CLIP: Trêu chọc hà mã, đàn sư tử bị đuổi cho 'chạy té khói'
Tutankhamun được biết đến là vị Pharaoh trẻ nhất và cũng là nổi tiếng nhất trong các hoàng đế Ai Cập cổ đại. Ông trị vì đất nước trong khoảng 10 năm trước khi qua đời ở tuổi 19. Nhiều ý kiến cho rằng ông qua đời do nhiễm trùng từ một vết thương sau khi ngã gãy chân.
Sau khi qua đời, thi hài Pharaoh Tutankhamun được ướp xác và chôn cất theo nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thi thể của vị vua này lại bị cháy khi đang nằm trong chiếc quách.
Vào tháng 2/1923, nhà khảo cổ học Howard Carter cùng bá tước Carnarvon - người tài trợ chính cho cuộc khai quật - đã phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun tại Thung lũng các vị Vua, nằm ở thành phố Luxor, miền Nam Ai Cập.
Ngày 1/11/1922, nhà khảo cổ Howard Carter tiến hành cuộc tìm kiếm cuối cùng sau quãng thời gian dài kiên trì nhưng không thành công. Đoàn thám hiểm của ông đã đến Thung lũng các nhà vua ngay sau khi nhận được sự cho phép từ Cơ quan cổ vật Ai Cập.
Ba ngày sau, Carter phát hiện một cầu thang đá với phù sa tích tụ và nhiều mảnh đá vụn xung quanh. Cầu thang này dẫn đến một cánh cửa có dấu Cựu Ước cùng một số ấn bản hình bầu dục với biểu tượng "Anubis" - vị thần đầu chó của Ai Cập - cùng bức tượng khắc hình chín tù nhân.
Nhận thấy khả năng đây là "ngôi mộ hoàng gia", Carter và bá tước Lord Carnarvon không giấu nổi sự phấn khích.
Khi Howard Carter và bá tước Carnarvon phát hiện lăng mộ Pharaoh Tutankhamun, trước lối vào ngôi mộ có một phiến đất sét khắc chữ Ai Cập cổ chặn đường.
Một thành viên trong nhóm thám hiểm đã giải mã chữ tượng hình trên đó, tiết lộ thông điệp: "Cái chết sẽ đến nhanh chóng với bất kỳ ai dám quấy nhiễu giấc ngủ của Pharaoh". Bước vào hầm mộ, Howard Carter nhận thấy ánh nến chợt bùng lên mạnh mẽ do một luồng gió lạnh thoát ra từ không gian đặc quánh, nơi đã chôn cất Pharaoh suốt 3.000 năm.
Howard Carter và bá tước Carnarvon nỗ lực bác bỏ tin đồn về lời nguyền xung quanh khu chôn cất, được cho là nhằm bảo vệ xác ướp khỏi bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Họ cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thêu dệt từ quá khứ.
Lời nguyền được ghi trên nhà thờ của lăng mộ, cánh cửa giả, bia đá, tượng đài và thậm chí là trên quan tài - bất kỳ đâu có thể. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm của Carter đã thu được nhiều khám phá giá trị, đủ sức làm lu mờ nỗi sợ hãi về cái chết từ thế lực thần bí.
Dù vậy, lời nguyền dường như bắt đầu có hiệu lực khi Carter nhờ người đưa tin về quê và phát hiện con chim hoàng yến của mình bị rắn hổ mang ăn thịt ngay trong lồng. Vụ việc gây xôn xao, làm dấy lên nghi vấn về sự ứng nghiệm của lời nguyền.
Rắn vốn là biểu tượng hoàng gia và linh vật của người Ai Cập cổ. Câu chuyện được đăng tải trên tờ New York Times, khẳng định lời nguyền bắt đầu tác động đến những ai liên quan đến Carter.
Điều đáng ngạc nhiên hơn, chỉ sau 1 năm, hầu hết những người tham gia khai quật đều qua đời.
Nhà Ai Cập học Hebert George - người tài trợ cho việc khai quật lăng mộ Tut - là nạn nhân đầu tiên của lời nguyền. Ông vô tình làm rách vết muỗi đốt khi cạo râu và sau đó qua đời do nhiễm trùng máu, vài tháng sau khi lăng mộ được phát hiện.
Nhà tài phiệt người Mỹ George Jay Gould, sau khi thăm lăng mộ Tutankhamun vào năm 1923, lập tức ngã bệnh và qua đời vì viêm phổi trong vài tháng.
Herbert Aubrey, em trai cùng cha của Hebert George, dù không trực tiếp tham gia khai quật, vẫn gặp vận rủi. Ông bị thoái hóa mắt, dẫn đến mù lòa và tử vong do nhiễm trùng sau phẫu thuật, 5 tháng sau cái chết của anh trai.
Nhà khảo cổ Anh Hugh Evelyn-White, từng thăm mộ vua Tut, đã tự sát vào năm 1924 bằng cách treo cổ, để lại dòng chữ máu: "Tôi đã chịu thua, lời nguyền buộc tôi phải biến mất".
Nhà Ai Cập học Aaron Ember, bạn của nhiều người có mặt khi mở mộ, đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân năm 1926.
Richard Bethell, thư ký của Hebert George và là người thứ hai vào lăng mộ, được phát hiện chết trong căn phòng của một câu lạc bộ quý tộc London vào năm 1929.
Chuyên gia X-quang Archibald Douglas Reid, người quét xác ướp vua Tut trước khi trao cho bảo tàng, đã đổ bệnh ngay sau đó và chết ba ngày sau.
Nhà Ai Cập học James Henry Breasted, thành viên trong đoàn nghiên cứu, cũng gặp bi kịch khi chú chim của ông bị rắn hổ mang ăn thịt ngay khi lăng mộ mở cửa. James qua đời năm 1935, sau chuyến đi đến Ai Cập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Pitbull tấn công ngựa đua và cái kết không ngờ
CLIP: Bị báo săn truy sát, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn để chạy thoát thân
CLIP: Cầy mangut dũng cảm đánh bại đàn chó hoang để bảo vệ gia đình
CLIP: Cuộc chiến sinh tử, cầy Mangut hạ gục rắn hổ mang Nam Phi trong nháy mắt
CLIP: Màn săn, cướp mồi đỉnh cao như phim hành động Mỹ của báo săn, linh cẩu và sư tử
CLIP: Phi thân táp rắn hổ mang chúa, rắn ráo nhận cái kết khó tin
Ảnh minh họa.