Giải mã bí ẩn gây 'sốc' về Tam giác quỷ Bermuda
'Quỷ' nào gieo rắc nỗi kinh hoàng ở tam giác quỷ Bermuda? / Hố địa ngục là nguyên nhân chìm tàu ở tam giác quỷ Bermuda
Vùng biển có biệt danh "Tam giác quỷ" nằm về phía Tây của Bắc Đại Tây Dương, trải rộng khoảng 700.000 km2 giữa bang Florida - Mỹ, Bermuda (lãnh thổ thuộc Anh) và Puerto Rico (lãnh thổ ủy trị của Mỹ).
Khu vực khét tiếng này được cho là đã chôn sống hơn 1.000 mạng người trong suốt 100 năm qua, thách thức giới khoa học và dư luận hàng thập kỷ.
Rất nhiều tàu và máy bay đã mất tích bí ẩn trong khu vực Tam giác Quỷ trong 100 năm qua Ảnh: FACT RESEARCH
Tam giác Bermuda nằm ở phía Tây của Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: The Sun
Trong bộ phim tài liệu "The Bermuda Triangle Enigma" (Bí ẩn Tam giác quỷ), các nhà khoa học Anh tái tạo những con sóng thủy quái trên và mô phỏng tác động của chúng. Hiện tượng thiên nhiên này chỉ tồn tại chừng vài phút và được ghi nhận lần đầu tiên bằng vệ tinh vào năm 1997 ở ngoài khơi Nam Phi.
Chuyên gia Simon Boxall, nhà khoa học đại dương và trái đất, cho rằng "Tam giác quỷ" có thể chứng kiến 3 trận bão lớn ập đến cùng một lúc từ các hướng khác nhau - tạo điều kiện hoàn hảo cho "sóng độc" hình thành.
Ông đoan chắc những con sóng cao tới 30 m hoàn toàn có thể bẻ làm hai bất cứ con tàu nào - kể cả chiếc USS Cyclops khổng lồ đã mất tích ở Tam giác Bermuda vào năm 1918 cùng với 300 người. "Tàu càng lớn, hư hại càng nhiều. Cứ tưởng tượng những con sóng dựng đứng xung quanh tàu, con tàu sẽ dễ dàng bị gãy đôi và chìm trong vòng 2-3 phút".
Tàu USS Cyclops mất tích ở tam giác Bermuda vài năm 1918. Ảnh: The Sun
Dù đây là một giả thuyết khả tín song những truyền thuyết thêu dệt quanh Tam giác Bermuda có lẽ sẽ kéo dài vô tận. "Tam giác quỷ" lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1950 bởi cây bút Edward Jones của tờ Miami Herald. Hai năm sau, nó trở nên khét tiếng khi nhà văn George Sand viết trên tạp chí Fate về những sự cố từng xảy ra trong khu vực.
Kể từ đó, giới khoa học đưa ra nhiều giả thuyết. Một là, khí methane tích tụ dưới đáy đại dương phát nổ làm máy bay và tàu bị phá hủy hoàn toàn. Hai là, hiện tượng "ếch điện tử" - một khu vực điện từ đột ngột xuất hiện trên mặt biển - vô hiệu hóa hoạt động của tàu, máy bay rồi nhận chìm chúng.
Ba là, những đám mây hình lục giác có thể tạo ra "bom khí" (tức thổi gió xuống đại dương với tốc độ cực nhanh), tạo ra những con sóng cao đến 14 m và "hô biến" tàu và máy bay.
Máy bay phóng ngư lôi số 28 - chiếc dẫn đầu Chuyến bay 19 - mất tích vào tháng 12-1945 ở ngoài khơi Florida. Ảnh: AP
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ