Khám phá

Giải mã bí ẩn lỗ thủng nhỏ trên cửa sổ máy bay: Chi tiết tưởng chừng vô hại lại là yếu tố sống còn

DNVN - Khi lần đầu nhìn thấy một lỗ thủng nhỏ xuất hiện trên cửa sổ máy bay, không ít hành khách tỏ ra lo lắng, thậm chí hoang mang vì cho rằng đây có thể là lỗi kỹ thuật nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng không, chi tiết này không chỉ vô hại mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn cho chuyến bay.

Vì sao con người không bị nghiền nát dưới sức nặng khổng lồ của bầu khí quyển Trái đất? / Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Hơn 1.100 năm không ai khai thác, vì sao?

Nhiều hành khách thích ngồi cạnh cửa sổ để ngắm nhìn bầu trời, nhưng khi nhận thấy một lỗ nhỏ nằm ở phần dưới của lớp kính, đặc biệt là khi máy bay đang ở độ cao hơn 10.000 mét, họ thường lo sợ rằng chi tiết này có thể khiến cabin mất áp suất, dẫn đến nguy hiểm. Trên thực tế, lỗ thủng nhỏ đó - được gọi là "lỗ thông hơi" hoặc "lỗ cân bằng áp suất" - lại là một phần thiết kế quan trọng và không thể thiếu trong kỹ thuật chế tạo cửa sổ máy bay.

Theo cấu tạo tiêu chuẩn, cửa sổ máy bay gồm ba lớp kính: lớp kính ngoài cùng tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lớp giữa có chứa lỗ thông hơi, và lớp trong cùng là lớp bảo vệ gần hành khách nhất. Trong quá trình bay, khi máy bay đạt độ cao hành trình, áp suất bên ngoài giảm mạnh trong khi áp suất bên trong cabin được duy trì ở mức ổn định để tạo sự thoải mái cho hành khách. Sự chênh lệch này tạo ra áp lực lớn đè lên cửa sổ máy bay.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chính lỗ thông hơi nhỏ ở lớp kính giữa sẽ cho phép không khí cabin di chuyển qua, từ đó cân bằng áp suất giữa lớp kính trong và ngoài. Nhờ đó, chỉ lớp kính ngoài cùng mới phải chịu toàn bộ áp suất chênh lệch, còn hai lớp bên trong được bảo vệ và kéo dài tuổi thọ. Nếu lớp kính ngoài bị rạn nứt do tác động mạnh hoặc do áp lực thay đổi bất ngờ, lỗ thông hơi sẽ giúp lớp kính giữa gánh chịu áp lực tiếp theo, tránh nguy cơ mất áp suất đột ngột trong cabin.

Không chỉ vậy, lỗ thông hơi còn giúp ngăn ngừa hiện tượng đọng sương hoặc đóng băng giữa các lớp kính khi máy bay bay ở môi trường nhiệt độ thấp. Nhờ vậy, tầm quan sát của hành khách không bị cản trở và cửa sổ luôn giữ được độ bền cần thiết.

Chi tiết tưởng như nhỏ bé này thực chất là kết quả của quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật nghiêm ngặt trong ngành hàng không. Nó cho thấy rằng, trong lĩnh vực vận tải hàng không, sự an toàn được đảm bảo không chỉ bởi các hệ thống lớn mà còn nhờ vào sự hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Phượng Vũ (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm