Khám phá

Giải mã bí ẩn về cung điện siêu rộng lớn của Tần Thủy Hoàng và lý do không ngừng mở rộng

Dù đã đạt đến diện tích được xem là khổng lồ nhưng Tần Thủy Hoàng lại liên tục cho mở rộng cung điện của mình. Hóa ra đằng sau hành động này còn có một ẩn ý sâu sa khác.

Nếu không nhờ 3 yếu tố này, Tần Thủy Hoàng có tài giỏi đến mấy cũng không thể đánh bại 6 nước chư hầu, thống nhất thiên hạ / Tại sao Tần Thủy Hoàng mặc long bào màu đen, các hoàng đế khác lại mặc áo màu vàng? - Vì họ không dám?

Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Với thành tích tiêu diệt 6 nước chư hầu Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở và Tề, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc thì tài năng của ông là điều không còn gì để bàn cãi. Sau khi nắm giữ quyền lực tối cao trong tay, Tần Thủy Hoàng lựa chọn Hàm Dương là nơi để xây kinh đô và cung điện vì cho rằng phong thủy nơi đây sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.

Tần Thủy Hoàng xây dựng cung Hàm Dương từ năm 213 TCN

Cung điện Hàm Dương chính thức khởi công vào năm 213 TCN, quy hoạch dựa theo vị trí của các vì sao. Cụ thể, nó được Tần Thủy Hoàng chỉ định ở vị trí đối ứng với ngôi sao Tử Vi để giữ gìn vương khí của nhà Tần. Cung điện Hàm Dương được sử sách ngợi ca là nơi đồ sộ và rộng lớn đến mức mỗi cung thất, điện đài có một thời tiết khác nhau. Tương truyền, nơi đây từng khiến Tần Vũ Dương, thích khách đi cùng Kinh Kha vào cung để ám sát Tần Thủy Hoàng, đã ngất xỉu khi bước đến đây. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có miêu tả rằng họ Tấn chỉ mới bước đến bậc thềm của cung điện đã run bần bật và ngất đi vì sự đồ sộ của nơi này.

Cung Hàm Dương vô cùng rộng lớn và uy nghi

Dù đã có diện tích vô cùng lớn nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn không ngừng mở rộng cung điện của mình. Mỗi khi đánh thắng một nước là ông sẽ xây thêm một cung điện trong cung Hàm Dương với hàm ý phô trương sức mạnh của mình. Đặc biệt, cung Hàm Dương có nền cung tới đỉnh cao 100 mét, vượt lên trên tất cả những công trình xung quanh. Điều này ngầm biểu thị Tần Thủy Hoàng đứng trên cao nhìn các nướcTriệu, Hàn, Ngụy, Yên, Tề và Sở quy phục Đại Tần.

Tranh minh họa Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng

Trở lại với câu chuyện Tần Vũ Dương run rẩy khi vào cung Hàm Dương. Chính thái độ kì lạ của y đã khiến cho Tần Thủy Hoàng nghi ngờ, cảnh giác. Dù Kinh Kha gan dạ và táo bạo nhưng cuối cùng cũng vì người "đồng đội" nhút nhát mà ám sát thất bại, phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Cung Hàm Dương uy nghi, to lớn nhưng chỉ tồn tại chưa tới 20 năm. Sau khi nhà Tần diệt vong dưới tay Lưu Bang, Hạng Vũ cũng đã tấn công nơi này vào tháng 11/207 trước Công nguyên và đốt cháy tất cả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm