Giải mã bí ẩn về loài cây quý chỉ duy nhất ở Việt Nam có: Sống cùng thời kỳ với khủng long, được xem là ‘cây thần linh’
CLIP: Ngựa vằn vùng vẫy tuyệt vọng khi lọt vào móng vuốt của sư tử / Đây là động vật có phân ‘ngon’ nhất thế giới, những loài khác phải xếp hàng để ăn, cá sấu làm ‘vệ sĩ’ bảo vệ
Thông 2 lá dẹt là cây thân gỗ quý hiếm sống ở độ cao đến 2.000m. Đây là loài cây có nguồn gen quý hiếm, với lá hình dải mác và chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Thông 2 lá dẹt được xếp ở loài hiếm, mức độ đe dọa có thể bị tuyệt chủng. Hiện chỉ có thể tìm thấy loài cây này ở 1 vài nơi ở Việt Nam là ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông.
Tại đây, có quần thể thông 2 lá dẹt với những cây có độ tuồi từ 500 – 1.000 năm tuổi, đặc biệt có 1 cây 1.100 tuổi. Ngoài ra, 1 số ít cây khác có thể được tìm thấy ở quần sơn thuộc huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa, vùng phụ cận Nha Trang giáp với rừng Đơn Dương (Lâm Đồng) và vùng rừng thuộc VQG Chư Yang Sin (Đắc Lắc)...
Cận cảnh cây thông 2 lá dẹt
Thông 2 lá dẹt có tốc độ sinh trưởng rất chậm, 1 năm chỉ phát triển được 1mm, vì vậy phải mất hàng nghìn năm mới có thể có 1 cây cổ thụ 2m đang tồn tại ở vườn quốc gia Bidoup. Mục sở thị cây cổ thụ thông 2 lá dẹt sống cùng thời với loài khủng long ở vườn quốc gia Bidoup, nhiều người phải ngỡ ngàng về độ hùng vĩ của nó.
Cây thông lá dẹt 1.100 tuổi này có đường kính hơn 2m, 10 người ôm không hết, chiều cao hơn 35m, thân cây to xì xì bám đầy rêu xanh rất cổ kính. Cây được người dân bản địa xem là ‘cây thần linh’, nơi trú ngụ của thần linh và thay nhau bảo vệ nghiêm ngặt.
Không chỉ có cây thông 2 lá dẹt, trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà còn có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan…Đây còn là một trong 221 vùng chim quan trọng của thế giới, là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và là Vườn di sản ASIAN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Danh tính anh hùng Việt Nam duy nhất được đặt tên đường khi còn sống, từng chặt đứt cánh tay phá đồn địch
Đảo rắn trở thành đảo chuột? Điều gì đã xảy ra khi các nhà khoa học phát hiện số lượng chuột tăng mạnh trên đảo rắn, trong khi quần thể rắn giảm mạnh
CLIP: Cuộc chiến sinh tử bảo vệ lãnh thổ của 2 chúa sơn lâm, cái kết thảm của một trong hai kẻ tham chiến
Xác chết của sinh vật thời tiền sử được tìm thấy ở Bắc Cực gần đây khiến các nhà khoa học lo lắng
CLIP: Cuộc chạm trán kịch tính giữa rắn hổ mang và kỳ đà
Bất ngờ với sáng chế 'để đời' của Hòa Thân đến nay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi