Giải mã 'bí kíp' tại sao thầy bói luôn nói đúng và chính xác
Những bí ẩn lớn nhất chưa có lời giải trong năm 2020 / Bông hoa triệu năm tuổi nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách
Nói đến bói toán, nhiều người cho rằng, đó chỉ là hoạt động mang đầy tính ma mị và bí ẩn. Trong nhiều trường hợp, thầy bói còn lợi dung sự mê tín của người xem để lừa gạt.
Thế nhưng đa phần ai trong chúng ta cũng đều muốn một lần biết rõ hơn về bản thân trong tương lai. Chính vì lẽ đó mà nghề bói toán vẫn tiếp tục phát triển song hành cùng lịch sử nhân loại. Để giải thích tại sao chúng ta thấy bói toán dường như chính xác, có tới 26 lý do được đưa ra. Dưới đây là những lý do thường gặp nhất.
>> Xem thêm: Có hay không chuyện chim lợn kêu là điềm báo có người chết?
1. Hiệu ứng Barnum
Thực tế là, các thầy bói thường nói rất mơ hồ và chung chung,nên lời phán nhiều khi có thể áp dụng cho tất cả mọi người.
Hiệu ứngnày được đặt tên theo các màn xiếc của P.T. Barnum. Năm 1949, một giáo sư tâm lý đưa ra một mô tả nhân cách tổng quát đến mức mọi sinh viên đều nhận đó là của chính mình, như: "Bạn hay trách móc bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ" hay "bạn thích một chút thay đổi". Thông báo Barnum càng được thừa nhận khi đáp ứng các yêu cầu: Ngắn gọn, tổng quát, dễ được chấp nhận và được cho là chỉ đúng với bạn; Là những điều dễ ưa, phù hợp với nhân cách bạn, tránh những thông báo khó chịu; Đối tượng ngây thơ và dễ thay đổi.
>> Xem thêm: Bí ẩn gần 1.000 tượng đá khổng lồ làm 'đau đầu' giới khoa học
2. Hiệu ứng Tiến sỹ Fox
Con người luôn bị lừa bởi khoa học và sự hài hước. Khi cảm thấy ở trong một môi trường giàu chất xám và tin rằng người nói là chuyên gia về vấn đề đó, bạn sẽ duy ý chí, không nhận ra quan điểm đó chưa hẳn đã đúng.
Năm 1947, ba nhà giáo dùng một người đóng vai "tiến sỹ Fox" thuyết giảng về Lý thuyết trò chơi trong toán học, ứng dụng trong giảng dạy vật lý trước 55 nhà tâm thần học,tâm lý học, giảng viên, quan chức trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội. Khi điền phiếu thăm dò, 42 người cho rằng, bài giảng được tổ chức tốt, nhiều minh họa và kích thích tư duy. Hầu hết cử tọa đều muốn nghe thêm về chủ đề này. Không ai biết đó chỉ là một trò lừa gạt và Fox là tiến sỹ "dỏm".
>> Xem thêm: Giải mã 'bí mật' tại sao cây gỗ sưa 'đắt hơn vàng'
3. Hiệu ứng vầng hào quang
Ấn tượng ban đầu luôn quyết định tiến triển của mọi việc về sau. Mọi người có xu hướng tin tưởng những thầy bói có: Tính cách thân thiện hơn lạnh lùng, tự chủ hơn thiếu tự chủ, áo quần tươm tất hơn luộm thuộm, ưa nhìn hơn xấu xí…
4. Tương quan ảo - tin là sẽ thấy
Đây là quy luật vàng của tâm lý học: Bạn sẽ thấy cái mà bạn muốn thấy. Từ vô số sự kiện đã xảy ra trong đời, bạn nhất định nhặt được một sự kiện phù hợp vớidự báo của thày bói mà đã phán cho mình.
5. Tính không sai lầm-thầy bói luôn đúng
Những lời phán kiểu như
"Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày Ba Mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông."
... thì hiển nhiên không thể sai được. Dự báo quá chung chung nên khó có thể sai lầm. Nếu sai thì thầy bói cũng có cách biện minh, đơn giản nhất là thừa nhận chưa hiểu hết thiên cơ và "thiên cơ thì bất khả lộ".
>> Xem thêm: Giải mã tại sao con người hầu như không bị ung thư tim
6. Hiệu ứng giả dược (placebo)
Bất cứ ai đi xem bói cũng mong được thầy phán đúng, phán trúng. Chẳng ai muốn bỏ tiền, bỏ thời gian đi xem bói mà lại hy vọng thầy nói sai. Họ cứ tâm niệmnhư thế và nếu chẳng may, thầy bói nói chưa đúng, họ sẵn sàng cung cấp những ám hiệu để giúp thầy bói "chỉnh cho chuẩn".
7. Ký ức chọn lọc
Khi thầy bói chỉ đưa ra 2 dự báo đúng/10 dự báo sai, bạnchỉ nhớvề hai dự báo đúng "một cách kỳ lạ", mà quên mất rằng, độ chính xác chỉ là 20%. Trên thực tế, nhiều khi đoán mò cũng đạt độ chính xác tới 50% (sinh contrai hoặc con gái, may hoặc không may), thậm chí 70 - 80% (thời tiết ngày mai giống hôm nay).
8. Hiệu ứng mong ước
Các dự báo thường dễ nghe sẽ lấy lòng người xem bói. Khi có ai đó tuyên bố bạn tài giỏi, thông minh, sáng tạo, nhạy cảm, giao thiệp rộng, giàu trí tuệ và có cơ hội thăng tiến, nhiều khả năng bạn sẽ xem đó là một thầy bói rất đáng tin cậy.
9. Đọc nóng
Đó là cách lấy tin trước khi bói. Thầy bói có thể giả vờ mệt và hẹn bạn ngày hôm sau để có thời gian cử người bám theo và tìm hiểu mọi thông tin cần thiết.
10. Đọc ấm
Các thầy bói dường như nắm bắt rất "chuẩn" tâm lý của người đi xem bói
Đó là việc áp dụng các quy luật vàng của các môn tâm lý và xã hội học. Thanh niên đi xem bói luôn được phán là gặp rắc rối trong học hành hoặcyêu đương; Một quý bà sang trọng nhưng buồn rầu thì được cho là cuộc sống gia đình có vấn đề. Những lời phán đó có xác suất thành công rất cao.
11. Đọc nguội hay hiệu ứng Hans thông minh hoặc vai trò của ngôn ngữ cơ thể.
Hiệu ứng này được đặt tên theo chú ngựa Hans đầu thế kỷ XX tại Berlin biết đọcngôn ngữcơ thể người đối diện để làm toán hay đọc tên tổng thống Mỹ.
Chẳng cần là thầy bói, mà chỉ cần bạn là một người nhạy cảm cũng có thể đọc ngôn ngữ cơ thể, để thu thập thông tin từ chính người đi xem bói. Ví dụ: Khi làm động tác đứng gù vai trong lúc giao tiếp có thể báo hiệu rằng bạn đang lo lắng hay bạn đang có điều cố che giấu;Mím môi là dấu hiệu của do dự hoặc nghi ngờ; Cắn móng tay chứng tỏ bạn đang lo sợ điều gì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ