Giải mã bí mật về thác máu ở Nam Cực
CLIP: Đàn chó hoang "bất lực" nhìn cá sấu cướp mồi / Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô
Thác máu
Thác máu bí ẩn này lần đầu tiên được con người phát hiện vào năm 1911, bởi nhà địa chất học người Úc - Griffith Taylor. Ông phát hiện ra nó trong khi đang thám hiểm thung lũng khô McMurdo.
Kể từ đó, những giả thuyết về nguồn gốc của dòng nước đỏ này giữa băng tuyết lạnh cũng được đặt ra. Bởi mang dòng nước đỏ ối như màu máu nên các nhà thảm hiểm gọi nó là thác máu.
Trong suốt một thế kỷ qua, những nhà nghiên cứu vẫn đi tìm tòi, khám phá nguồn gốc của dòng nước màu đỏ bí ẩn này.
Dòng chất lỏng màu đỏ này chảy từ sông băng Taylor ở phía đông Nam Cực vào hồ Bonney. Đoạn nước đổ xuống hồ từ dải sông băng dài 54 km tạo nên cảnh tượng thác máu hùng vĩ, pha lẫn giữa màu đỏ ối với màu trắng xanh của băng tuyết.Cũng chừng ấy thời gian, dòng thác máu huyền bí nổi lên giữa mặt băng tuyết trắng xóa này trở thành một trong những đặc trưng kỳ thú nhất trên lục địa băng.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu cho rằng, màu nước đỏ này là do các oxit sắt gây nên. Song, tất cả họ đều chưa có bằng chứng cụ thể.
Điều quan trọng là nguồn nước mặn giàu sắt của thác này đến từ đâu?
Thung lũng McMurdo ở Nam Cực vốn là một trong những nơi bị cô lập và khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Theo các chuyên gia, không gì có thể tồn tại tại nơi có nhiệt độ âm và luôn duy trì ở trạng thái thời tiết cực kỳ băng giá này.
Và cho đến nay, sông băng Taylor cũng là sông băng lạnh nhất (sông băng vĩnh cửu) từng được con người biết đến. Nhưng nó lại có nước chảy liên tục thay vì bị đóng băng khiến khoa học khó lý giải.
Giải mã bí ẩn
Hôm 24/4 vừa qua, đăng trên tạp chí Glaciology, những nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks và Colorado (Mỹ) cho hay, họ đã giải mã được nguồn gốc nước xuất hiện trên sông băng Taylor và thác máu tại Nam Cực này.
Theo các nhà nghiên cứu của hai đại học trên, họ đã sử dụng radar, nghe tiếng vọng sóng radio để khảo sát toàn bộ khu vực sông băng Taylor.
Sau thời gian dài tìm hiểu, thu tín hiệu, họ đã khám phá được rằng, dưới lớp băng dày lạnh dưới 0 độ C này tồn tại một hồ nước lỏng. Hồ nước này chứa nhiều chất sắt và nó là môi trường sinh thái cho loại vi khuẩn tự dưỡng cổ sinh sống.
Những nhà thám hiểm đã phát hiện một hệ sinh thái của vi khuẩn cổ bị mắc kẹt từ hàng triệu năm trước ở đây. Đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.
Cách đây vài triệu năm, hồ nước mặn này từng là một phần của đại dương tại Nam Cực. Khi mực nước ở đại dương giảm mạnh, hồ nước bị tách ra. Sau nhiều lần bốc hơi với tốc độ cao, độ mặn của nước hồ này cao gấp 4 lần so với đại dương.
Nhờ độ mặn đó mà nước trong hồ đã không bị đóng băng dù nằm giữa lòng Nam Cực. Hồ nước mặn này được xác định cách bề mặt băng khoảng 400m.
Cách đây khoảng 1.5 - 2 triệu năm, sông băng Taylor dịch chuyển qua hồ và bịt kín miệng nó lại.
Vì băng tạo từ nước ngọt nên đã làm ấm nước muối trong hồ. Nước giải phóng nhiệt khi đóng băng và lượng nhiệt đó đã làm ấm lớp băng lạnh hơn ở xung quanh.
Khi đủ ấm, nước trong hồ sẽ trào lên bề mặt băng. Các nhà khoa học phải sửng sốt khi thấy nước muối thực sự chảy ra từ trong lòng băng ở nhiệt độ luôn âm, của vùng cực lạnh này thay vì bị đông cứng.
Màu nước đỏ như máu này là do nước mặn ở thác bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt. Khi nước đổ xuống mặt băng theo định kỳ và tiếp xúc với không khí, sắt chuyển thành oxit sắt, tạo nên sắc đỏ sậm.
Như vậy, thêm một hiện tượng khoa học tự nhiên tưởng chừng như không thể xảy ra đã được lý giải. Đó là nước lỏng vẫn có thể chảy bên trong những dòng sông băng vĩnh cửu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi