Khám phá

Giải mã chứng bệnh của 'công chúa ngủ trong rừng'

Thực ra đây là hội chứng được y học gọi tên là “Sleeping Beauty” (Người đẹp ngủ), một cái tên khá “thơ mộng” lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Người đẹp ngủ trong rừng”.

Những căn bệnh lạ khiến giới y học "đau đầu" vì chưa thể tìm ra cách chữa / Hợp chất nootkatone trong trái bưởi có thể chống lại các loại bệnh do côn trùng

Người mắc hội chứng này gần đây nhất là cô gái người Anh có tên Beth Goodier (22 tuổi), ngay trước sinh nhật năm 17 tuổi, Beth thấy một cơn buồn ngủ ập tới và giấc ngủ đó kéo dài tới tận… 6 tháng sau.

Trong suốt 6 tháng, Beth thường xuyên ngủ 22 tiếng/ngày và chỉ dành rất ít thời gian để đi lại, sinh hoạt như đang trong trạng thái mộng du, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cơ thể.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mặc dù câu chuyện cổ tích lãng mạn “Người đẹp ngủ trong rừng” đưa lại cái kết có hậu cho nữ nhân vật chính, nhưng trong cuộc sống thật, khi mắc phải hội chứng “Người đẹp ngủ”, Beth đã phải đối diện với thực tế rất u ám, bởi cô đã mắc phải hội chứng này trong những năm tháng định hình quan trọng nhất của cuộc đời.

Trong khi các bạn mải miết học hành, du lịch, khám phá bản thân và cuộc sống, thì việc Beth làm nhiều nhất, chỉ là… ngủ.

Để giúp Beth thoát ra khỏi tình trạng ngủ triền miên, các bác sĩ đã thử nhiều loại thuốc, thử tác động bằng âm thanh, tiếng ồn nhưng đều không ăn thua. Vì căn bệnh này mà Beth đã phải bỏ dở việc học Đại học. Mẹ của cô cũng phải nghỉ việc để trông nom con gái.

Giờ đây, tất cả những gì Beth và gia đình cô có thể làm là chờ đợi đến một thời điểm, khi bỗng nhiên giấc ngủ dài chấm dứt và Beth trở lại là cô gái trẻ hoạt bát, vui tươi.

 

Cho tới tận hôm nay, y học vẫn biết rất ít về căn nguyên thực sự gây ra hội chứng rối loạn giấc ngủ này và thậm chí người ta còn biết ít hơn nữa về phương pháp chữa trị căn bệnh. Đặc biệt, căn bệnh này thường chỉ gặp phải ở lứa tuổi teen, độ tuổi thường mắc bệnh này nhất là những thiếu niên 16 tuổi, căn bệnh thường kéo dài trong 13 năm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học và lập nghiệp của người bệnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm