Giải mã hiện tượng ‘Mặt Trời bóng ma” tại Mông Cổ
Sau khi ba Mặt Trời xuất hịên trên bầu trời Mông Cổ trong ngày 18/1/2015, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng bí ẩn này.
Khám phá 5 hiện tượng ảo ảnh nổi tiếng nhất trên thế giới, đánh lừa mọi đôi mắt dù là tinh tường nhất / Những hiện tượng kỳ quặc khi con người mộng du
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Hôm 18/1/2015, người dân Mông Cổ đã chứng kiến ba Mặt Trời xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời, tuy nhiên các nhà khoa học cho hay, này thực chất chỉ là hiện tượng quang học hiếm.
Báo VnExpress đưa tin, hiện tượng Mặt Trời giả (còn gọi là Mặt Trời bóng ma hay quầng tinh thể), xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.
Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng. Quầng tinh thể được nhìn thấy khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng. Khi ánh sáng xuyên qua tinh thể băng, nó bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi phản chiếu đến mắt.
Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng bí ẩn này xảy ra tại Trung Quốc. Trong năm 2012, thành phố Thượng Hải - Trung Quốc đã chứng kiến ba Mặt Trời xuất hiện cùng lúc. Theo mô tả của người dân, 3 mặt trời gồm 1 quầng chính giữa lớn, không khác gì bình thường nhưng hai bên xuất hiện 2 quầng sáng nhỏ hơn, ánh sáng tỏa ra thành hình vòng cung. Ước lượng bằng mắt thường, mỗi đốm sáng có kích thước khoảng từ 20 - 50 cm. Cứ mỗi phút, chúng lại di chuyển từ từ sang hướng Bắc.
Cũng tại Trung Quốc, Tháng 1/2011, người dân ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được dịp chiêm ngưỡng một lúc 4 mặt trời cùng xuất hiện. 3 mặt trời nhỏ chiếu ánh sáng chói lọi xung quanh mặt trời thật với vầng hào quang giống như cầu vồng. Trước đó, vào tháng 7/2010 ba mặt trời cũng đã xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, theo báo Người Lao Động đưa tin.