Giải mã hình tượng Diêm Vương trong văn hóa phương Đông
Hình tượng Diêm Vương - người cai quản địa ngục - có nguồn gốc từ tín ngưỡng Ấn Độ cổ đại và được đưa vào Phật giáo. Khi truyền vào Trung Hoa, tín lý này kết hợp với các biện sự của đạo Lão sản sinh ra thuyết Diêm La Thập điện.
Các vua Trần cưới chị em họ để hóa giải mối oan tình / Khám phá nơi phụ nữ tha hồ chọn chồng, đàn ông ra sức làm đẹp
Trong nền văn hóa của các nước khu vực Đông Á, Diêm Vương được coi là chúa tể của địa ngục, người cai quản Thập Điện Diêm Vương - nơi phán xét con người ở cõi chết căn cứ vào những điều họ đã làm khi còn sống. Ảnh: Reed College.
Tên gọi Diêm Vương có nguồn gốc từ một từ tiếng Phạn là Yamaraja, chuyển dịch sang tiếng Hán thành Diêm Ma La Già, gọi tắt là Diêm La Vương hoặc Diêm Vương. Ảnh: Wikispace.
Trong nền văn hóa Ấn Độ cổ đại, Yamaraja là một vị thần của cái chết, được tạo thành từ Yama và em gái song sinh là Yamuna nên còn được gọi là Song thần. Hai vị thần này được coi là cặp đôi đầu tiên và là tổ của loài người. Về sau, truyền thuyết về Yamaraja được tích hợp vào Phật giáo. Ảnh: Desire Tree.
Trong huyền thoại Phật giáo, Yama nguyên là vua của xứ Vệ Xá Li. Trong một trận chiến tranh đẫm máu, ông ước nguyện làm vua địa ngục và quả nhiên được tái sinh làm Diêm La Vương. Ảnh: Asianart.com.
Diêm Vương có 8 tướng quân và 80.000 binh sĩ. Mỗi ngày ba lần ông và các tướng sĩ phải chịu hình phạt bị đổ đồng sôi vào miệng cho đến khi tội ác được tha thứ. Ảnh: Sumtseling monastery.
Diêm vương là người phái cái già, cái chết đến cho con người, nhắc nhở họ đừng làm gì trái với đạo lý. Ông có người em gái là Yami, nữ chúa cai trị nữ nhân ở địa ngục. Ảnh: Bandcamp.
Theo quan điểm Phật giáo, Diêm Vương tuy cai trị Địa ngục nhưng vẫn sống có đạo lý, có quy y Phật, khác với Ma vương là kẻ phỉ báng thánh thần, gieo rắc tội ác. Ảnh: Mesosyn.com.
Từ Ấn Độ, thuyết về Diêm Vương được truyền qua Trung Hoa. Tại đây, tín lý này kết hợp với các biện sự của đạo Lão sản sinh ra thuyết Diêm La Thập điện. Ảnh: K. Gorman.
Theo thuyết này, Diêm La Thập điện gồm 10 vị vua ở địa ngục có các trách nhiệm phán xét các loại tội ác khác nhau của con người. Các điện này được đặt tên theo thứ tự từ Nhất điện đến Thập điện. Diêm Vương là người đứng đầu Thập điện, trực tiếp liên hệ với Ngọc Hoàng. Ảnh: YouTube.
Trong Diêm La Thập điện, điện thứ 10 có một vai trò khá đặc biệt. Đây là nơi làm rõ thiện ác của con người đã được xét xử ở các điện trước, quyết định đẳng cấp, rồi cho lên đầu thai. Ảnh: Amino Apps.
Thuyết Diêm La Thập điện cũng có khá nhiều dị bản khác nhau, tùy theo từng vùng địa lý và dòng tín ngưỡng mà thuyết này được tích hợp vào. AnhrL Xuite.
Các nền văn hóa cổ đại trên thế giới cũng có những vị thần tương tự với Diêm Vương, như Hades - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp, Pluto - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, Osiris - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Ai Cập... Ảnh: YouTube.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác
Cột tin quảng cáo