Giải mã “kho báu” hơn 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Choáng váng khế bonsai tiền tỷ uốn lượn hơn cả đường cong Ngọc Trinh / Tiếc đứt ruột viên đá tiền tỷ người đàn ông bán giá 200 nghìn
Dấu tích của vị thành hoàng làng
Liên quan tới sự việc người dân thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa phát hiện hàng loạt chum “tiền cổ” ở cánh đồng nơi làm đường liên thôn, ông Cao Đức Khoa – phó trưởng CA xã cho biết: “Sự việc đã xảy ra hơn 10 ngày. Khi người dân phát hiện chum “tiền cổ” đầu tiên thì có người báo với CA xã. Lực lượng trực ban đã cử người xuống hiện trường thì thấy người dân vây kín khu vực đó, có nhiều đồng “tiền cổ” và mảnh chum vỡ còn vương vãi”.
Ông Khoa cũng cho biết thêm việc phát lộ chum tiền là khi triển khai công tác nông thôn mới, dồn điền đổi thửa. Ban CA xã đã chỉ đạo anh em CA viên thường xuyên trực và theo dõi khu vực đó cả ngày đêm. Bởi trong thời gian đầu khi nghe tin có “tiền cổ” với khối lượng lớn, nhiều người trong làng tiếp tục ra đào và khai quật được 3-4 chum nữa càng khiến người dân xôn xao. Ngoài ra còn xuất hiện một số đối tượng lạ mặt, ngoại tỉnh mang máy dò kim loại về rà soát và nhiều lần CA viên đã ngăn chặn được.
Đồng tiền cổ được người dân đào ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai giống hệt với đồng tiền Ngũ thù Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN.
Còn những thông tin đồn thổi buôn bán “tiền cổ” thực chất là do người nhặt được nhiều tung tin ảo để đánh lừa nhiều người mua. Người thì nói giá 700.000đồng/kg, nhiều người nói chỉ bán với giá đồng nát vài chục nghìn/kg nên không biết thực hư thế nào. Ông Khoa cho biết việc người bán có nói là người nhà một số cán bộ xã là hoàn toàn bịa đặt. Họ lợi dụng và nói dối để lừa người mua nhằm trục lợi. Thời điểm đào được các hũ “tiền cổ” được CA huyện hỗ trợ người về giám sát và giữ gìn trật tự an ninh địa phương.
Ông Nguyễn Văn Sinh – trưởng ban văn hóa xã cho biết, vị trí phát lộ “tiền cổ” nằm trước ngôi miếu phía nam của “thành Quèn” cổ xưa. Đình Cổ Hiền là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc – người có công phò tá Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán từ thế kỷ X. Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài việc phò tá Ngô Quyền đánh giặc, ông còn là người giúp nhân dân trong “Nông – Trang – Canh – Cửi” nên khi mất được mọi người suy tôn là thành hoàng làng”.
“Tiền cổ” có từ thời Tây Hán
Trao đổi về mẫu “tiền cổ” được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, PGS.TS Hoàng Văn Khoán – cựu giảng viên trường ĐH KHXH&NV cho biết: “Đây là đồng “tiền cổ” có tên là “Ngũ thù” thuộc thời Tây Hán (Trung Quốc). Đồng tiền “Ngũ thù” rất khác biệt với các đồng tiền thời khác bởi hình vuông bên trong đồng tiền. Không có đồng tiền thời nào được đúc với hình vuông rộng như vậy. Rất có thể trong chum tiền cổ được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có nhiều loại tiền cổ thuộc nhiều niên đại khác nhau”.
Giải thích thêm về đồng “tiền cổ” này, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho hay: “Ngũ thù” chính là tên đồng tiền. Trên đồng tiền có thể hiện niên đại, triều vua, kỹ thuật đúc tiền. “Ngũ” là số thứ tự theo tiếng Trung Quốc là số 5 được viết theo dạng chữ Triện giống với số 10 la mã (X) có mũ mà người dân gọi là đồng hồ cát treo ngược. Chữ còn lại là chữ “thù” – đơn vị trọng lượng của thời Tây Hán.
PGS.TS Hoàng Văn Khoán phân tích mẫu tiền cổ phát hiện ở Quốc Oai. |
Còn Ngũ thù Đông Hán ở triều vua Quang Vũ Đế (Lưu Tú, niên đại 25-57) được đúc bằng đồng năm 40. Khác với đồng Ngũ thù Tây Hán ở chỗ, đồng Ngũ thù Đông Hán có đường kính nhỏ hơn 22mm và trọng lượng nhẹ hơn chỉ 1,6g, phía trên hình vuông có chữ “Công” nằm ngang. Hơn nữa, chữ “Ngũ” thời Tây Hán viết thẳng, còn thời Đông Hán viết mềm mại hơn.
Vậy, theo hình ảnh và mẫu cầm trên tay thì đúng là đồng tiền “Ngũ thù” thời Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN, nghĩa là đồng tiền có niên đại 2.131 năm. So với các đồng tiền cổ từng giám định, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết có rất nhiều kiểu chữ được đúc trên các đồng tiền cổ mà không phải ai cũng biết. Đó là các kiểu chữ Chân, Triện, Thảo, Khải, Lệ. Trong đó, khó đọc nhất là chữ Triện và chữ Thảo và các kiểu chữ cũng thể hiện rõ niên đại đúc tiền.
Nhắc lại thành hoàng làng thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có thờ Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, PGS. TS Hoàng Văn Khoán nói: “Chưa thể khẳng định được. Vì đồng tiền này có niên đại hơn 2.000 năm trước thời Đỗ Cảnh Thạc khoảng 1.000 năm. Để xác định được chính xác hơn nữa thì cần xem mẫu chum gốm chứa tiền cổ, mới có thể biết được thời điểm chôn số tiền đó và kết luận có cùng thời vị tướng quân này không.
Ngoài giả thiết của người dân rằng số tiền trong chum là kho quân lương cho binh lính, PGS cũng đặt thêm giả thiết có thể là số tài sản của nhà giàu hoặc quan lại chôn khi có binh biến xảy ra. Thường thì họ sẽ chôn gần các ngôi mộ, miếu để mọi người không ai dám lấy.
Vị PGS cũng nói, các đồng tiền cổ này có giá trị với những người sưu tập tiền cổ nhưng không lớn. Bán lấy đồng đúc cũng không được nhiều lợi ích vì đồng tiền gỉ nhiều, tỉ lệ đồng nguyên chất rất ít. Việc người dân đổ xô đi đào, nhặt là không nên vì mất công mất việc và không đem lại lợi ích gì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối