Khám phá

Giải mã 'Phong thần' cứu người Nhật khỏi cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt: Vạn quân run sợ!

Cả hai lần các cơn bão hủy diệt đều cứu người Nhật khỏi đại quân Mông Cổ, thật trùng hợp.

Giải mã huyền thoại về khí công trong võ thuật / Khoa học giải mã “chìa khóa” giúp trẻ lâu của phụ nữ châu Á

Trong thế kỷ 13, quân Mông Cổ được dẫn đầu bởi Hốt Tất Liệt, cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, đã cố gắng thực hiện hai cuộc xâm lược lớn vào Nhật Bản vào năm 1274 và 1281.

Tuy nhiên, trong cả hai lần, một cơn bão lớn đã tiêu diệt hạm đội Mông Cổ, buộc những kẻ tấn công phải từ bỏ kế hoạch của họ và tình cờ cứu Nhật Bản khỏi cuộc chiến tranh đẫm máu. Người Nhật tin rằng những cơn bão đã được gửi đến từ các vị thần để bảo vệ người dân khỏi kẻ thù và họ gọi chúng là Kamikaze (Phong thần).

Sau năm 1231, Hốt Tất Liệt trở hoàng đế đế đầu tiên của Mông Cổ và đổi tên thành nhà Nguyên. Từ năm 1267 đến năm 1274, Hốt Tất Liệt đã gửi nhiều thông điệp đến hoàng đế Nhật Bản yêu cầu ông phải phục tùng quân Mông Cổ nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh.

Tuy nhiên, các sứ giả của nhà Nguyên thường xuyên bị từ chối và chưa bao giờ được gặp mặt Thiên hoàng.

Hốt Tất Liệt vô cùng tức giận vì sự cứng rắn của đối phương và thề sẽ khiến Nhật Bản hối hận. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng một hạm đội tàu chiến khổng lồ và tuyển mộ hàng nghìn chiến binh từ khắp nơi.

2 lần xâm lược không thành

Vào mùa thu năm 1274, quân Mông Cổ tiến hành cuộc xâm lược đầu tiên. Ước tính có khoảng 500 đến 900 tàu thuyền và 40.000 chiến binh đi theo Hốt Tất Liệt. Cả hai bên đã có trận chiến tại vịnh Hakata. Vì không dám mạo hiểm, nên cả hai bên đều chọn rút lui để bảo toàn quân số.

Đêm đó, cơn bão ập đến khi các con tàu neo đậu ở vịnh Hakata. Đến rạng sáng, chỉ còn lại một vài tàu còn nguyên vẹn, phần còn lại đã bị tiêu diệt. Cơn bão đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn quân Mông Cổ.

Sau sự kiện năm 1274, tham vọng chinh phục Nhật Bản của người Mông Cổ vẫn chưa kết thúc. Một lần nữa, họ chuẩn bị vũ trang và chiêu mộ binh lính để thực hiện kế hoạch lần thứ hai. Trong khi đó, Nhật Bản đã xây những bức tường cao 2 mét để bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công trong tương lai.

Giải mã Phong thần cứu người Nhật khỏi cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt: Vạn quân run sợ! - Ảnh 1.

Những binh lính Mông Cổ sống sót sau cơn bão đã bị các chiến binh samurai Nhật Bản tàn sát ở mép nước. Hình ảnh: Yado Issho

Bảy năm sau, quân Mông Cổ quay trở lại với một hạm đội khổng lồ gồm 4.400 tàu và ước tính từ 70.000 đến 140.000 binh sĩ. Do không thể tìm thấy điểm neo đậu thích hợp do các bức tường thành, hạm đội của Mông Cổ bị kìm chân trong nhiều tháng và cạn kiệt nguồn lương thực dự trữ.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1281, quân Mông Cổ chuẩn bị mở cuộc tấn công vào các lực lượng của Nhật Bản đang bảo vệ các hòn đảo nhỏ. Tuy nhiên, một cơn bão lớn lại ập đến, đánh đắm hạm đội Mông Cổ. Một lần nữa, âm mưu xâm lược của quân Nguyên bị đổ bể.

Các tài liệu đương đại của Nhật Bản chỉ ra rằng hơn 4.000 tàu đã bị bão phá hủy và 80% binh lính bị chết đuối hoặc bị samurai giết trên các bãi biển. Đây trở thành một trong những trận chiến lớn nhất và thảm khốc nhất trong lịch sử hải quân. Kể từ đó, người Mông Cổ không bao giờ tấn công Nhật Bản nữa.

Lôi thần Raijin

Theo truyền thuyết Nhật Bản, Kamikaze (Phong thần) được tạo ra bởi Raijin (Lôi thần). Ngài được biết đến là vị thần sấm sét và bão tố. Đồng thời, đây cũng là vị thần bảo vệ Nhật Bản.

Giải mã Phong thần cứu người Nhật khỏi cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt: Vạn quân run sợ! - Ảnh 2.

Thần Raijin (bên trái). Hình ảnh: Wikipedia

 

Theo quan niệm của người Nhật, Raijin là một vị thần trong Thần đạo nguyên thủy và là một trong những vị thần lâu đời nhất. Ngài còn được gọi là Kaminari (từ kami có nghĩa là "linh hồn" hoặc "vị thần" và nari là "sấm sét").

Một biến thể khác của truyền thuyết nói rằng những cơn bão Kamikaze được tạo ra bởi Fujin (thần gió).

Thuật ngữ 'kamikaze' sau đó được sử dụng trong Thế chiến thứ hai để chỉ các phi công cảm tử Nhật Bản cố tình đâm máy bay vào các mục tiêu của đối phương.

Người ta gọi những người này bằng kamikaze có ý ví các phi công là 'cơn gió thần thánh' quét sạch kẻ thù.

Có thể nói, thời điểm xảy ra hai cơn bão trong lịch sử hoàn toàn trùng khớp với hai âm mưu xâm lược Nhật Bản. Vì vây, không khó để hiểu tại sao những cơn bão lớn này lại được xem như quà tặng của các vị thần.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm