Khám phá

Giải mã vì sao trước đây loài rắn có chân nhưng giờ lại không có

Loài rắn từng có chân đầy đủ như bao loài khác, nhưng bộ phận này đã dần biến mất.

‘Hòn đảo tử thần’ nơi hàng vạn con rắn độc ngự trị / Video gây bão mạng cảnh rắn ăn thịt đồng loại

Bí ẩn về việc vì sao loài rắn mất đi đôi chân vẫn khiến giới khoa học phải đau đầu tìm kiếm câu trả lời.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thuỵ Sĩ và tổ chức nghiên cứu ở California hé lộ nhiều thông tin mới. Rắn mất tay chân từ hơn 100 triệu năm trước, trước cả khi T-Rex ngự trị Trái đất khoảng 35 triệu năm.

Và theo các chuyên gia, chính những thay đổi về gen, DNA đã khiến loài rắn mất đi phần chân của mình. Cụ thể, các nhà khoa học đã chèn DNA của rắn vào chuột và phát hiện một đoạn DNA quan trọng đã bị mất. Tác giả chính của nghiên cứu - Axel VISEL - nhà di truyền học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley ở California cho biết: "Đoạn DNA bị mất chứa nhiều thành phần cần thiết trong việc phát triển tay, chân ở người, vật.

Về cơ bản, tất cả các loài động vật đều có xương chân. Nhưng ở loài rắn, những thành phần này biến mất. Đây có thể là một trong những bước tiến hóa đặc biệt xảy ra ở các loài rắn, khi hầu hết các loài động vật có vú và bò sát khác, chúng có thể hình thành chi".

Vì sao trước đây loài rắn có chân nhưng giờ lại không có

Liên quan đến vấn đềnày, nhà khoa học người PhápHoussaye cho rằng rắn đã rụng hết chân để phù hợp với cảnh chui rúc trong hang sâu hoặc bơi lội dưới đại dương. Bằng chứng là cặp chân trong mẫu hóa thạch bị thoái hóa rất nghiêm trọng và các hậu duệ của chúng chẳng còn cái chân nào.

Nhà khoa học này đã phân tích hóa thạch của loài rắn có tên Eupodophis descouensi. Loài rắn tiền sử này từng xuất hiện trong Kỷ Phấn trắng tại khu vực hiện nay là Lebanon.

Eupodophis cũng chưa phải là loài rắn cổ nhất thế giới. “Loài rắn cổ nhất từng được con người phát hiện có niên đại cách đây từ 112 đến 94 triệu năm, và con rắn này sống cách đây khoảng 90 triệu năm”, Houssaye cho biết. Najash rionegrina, một loài rắn cũng sống cùng thời kỳ với Eupodophis được cho là có 2 chân nhỏ đằng sau. Najash đã được các chuyên gia Đại học Sao Paulo (Brazil) phát hiện tại tỉnh Rio Negro thuộc Argentina.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm