Giải mật vụ tàu ngầm Nhật bất ngờ tấn công Mỹ 1942
Vào ngày 23/2/1942, một tàu ngầm của Nhật Bản bất ngờ áp sát bờ biển Santa Barbara ở bờ Tây nước Mỹ. Sau khi trồi lên mặt nước, tàu ngầm của Nhật Bản khai hỏa tấn công vào vào một mỏ dầu và nhà máy lọc dầu của Mỹ.
Cuộc đụng độ kỳ dị trên không của tiêm kích Mỹ và UFO: Lầu Năm Góc chi triệu đô giải mã / Giải mã nhân vật Võ Tòng trong Thủy Hử

Dư luận Mỹ và thế giới từng rúng động khi hay tin một tàu ngầm Nhật Bản pháo kích Bờ Tây nước Mỹ vào năm 1942.

Cụ thể, vào ngày 23/2/1942, tàu ngầm I-17 của Hải quân Nhật Bản đã ghi dấu lịch sử khi bất ngờ áp sát bờ biển Santa Barbara, California, bờ Tây nước Mỹ.

Khi ấy, trên tàu ngầm I-17 có 101 sĩ quan và thủy thủ. Kozo Nishino là chỉ huy tàu ngầm trên của Nhật Bản.

Đến 7h tối ngày 23/2/1942, tàu ngầm I-17 do Kozo Nishino chỉ huy dừng lại ở gần khu vực mỏ dầu Ellwood.

Kế đến, Kozo Nishino hạ lệnh cho đoàn thủy thủ đưa tàu ngầm I-17 nổi lên mặt nước sau khi tiến sát bờ biển Santa Barbara.

Lúc 7h15 tối hôm ấy, Kozo Nishino ra lệnh cho cấp dưới nã đạn pháo vào một mỏ dầu và nhà máy lọc dầu trên bãi biển.

Ngay sau khi phát hiện âm thanh của cuộc tấn công, các công nhân trên bờ nhanh chóng báo cho giới chức trách và cho rằng đó có thể là một tàu tuần dương hoặc tàu khu trục đang tấn công nước Mỹ.

Sau 20 phút nã hỏa lực vào khu vực bờ Tây nước Mỹ, Kozo Nishino ra lệnh ngừng bắn và rút lui.

Cuộc pháo kích từ tàu ngầm I-17 của Nhật Bản không gây thiệt hại đáng kể cho phía Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc tấn công này của Nhật Bản đánh dấu lần đầu tiên vùng lãnh thổ đất liền Mỹ bị oanh kích trong Thế chiến 2.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo