Giật mình chú ngựa có giá 1.369 tỷ đồng, phối giống mỗi lần hơn 2 tỷ đồng
Tại Mỹ, với thành tích vô địch giải đua ngựa Triple Crown (chiến thắng sự kiện đua ngựa là Kentucky Derby, Preakness Stakes và Belmont Stakes), chú ngựa đực 3 tuổi có tên Justify mới đây đã trở thành một trong những phi mã có trị giá đắt nhất thế giới.
Theo ước tính của tờ Forbes đầy uy tín, sau khi nhà vô địch Triple Crown thứ 13 này “về hưu”, chủ của Justify hoàn toàn có thể đòi 100.000 USD (khoảng 2 tỷ 280 triệu đồng) cho mỗi lần phối giống.
Điều này đồng nghĩa với việc, giá trị phối giống của phi mã màu hạt dẻ này có thể lên tới tới 60 triệu USD (tương đương 1.369 tỷ đồng), với điều kiện Justify có thể cho giống 150 con ngựa cái/mùa sinh sản/4 năm. Nếu các hậu duệ của Justify có thành tích tốt, giá trị của chú ngựa này còn có thể lên cao rất nhiều.
“Vào ngày rời khỏi đường đua, sự nghiệp của các con ngựa cũng sẽ kết thúc và tương lai của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích của hậu duệ”, ông Sam Bullard – Giám đốc trang trại ngựa giống tại Dalham Hall Stud, Newmarket (Mỹ) cho biết.
Justify đã chiến thắng toàn bộ 6 cuộc đua trong năm 2018, phá vỡ thành tích thiết lập hồi năm 1977 bởi chú ngựa có tên Seattle Slew. Theo CNN, đây là một chiến công đáng nể với một chú ngựa đua có giá trị ban đầu chỉ 500.000 USD (khoảng hơn 11 tỷ đồng) và mới bắt đầu “sự nghiệp” được 113 ngày.
Được biết, Justify vẫn còn đang kém Dubawi của nước Anh. Hiện tại, chi phí cho mỗi lần phối giống của chú ngựa giống Ả Rập này đang là 334.000 USD (tương đương 7 tỷ 620 triệu đồng)!
Theo Tiểu Đào/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thanh niên trúng số 21 tỷ nhờ vé được tặng trong tiệc cuối năm, bị công ty đòi lại vé và cái kết hả dạ
CLIP: Báo đốm hạ sát ‘sứ giả hòa bình’ trong thế giới động vật capybara
Vị tướng trẻ nhất của QĐND Việt Nam: Đích thân Bác Hồ đặt tên, 30 tuổi đã được phong hàm cấp tướng
CLIP: Hổ Bengal chặn đường voi nhà rồi nhận cái kết khiến người xem 'sốc'
CLIP: Đi săn gặp ngay chó nhà 'đanh đá', báo hoa mai nhận cái kết 'muối mặt'
Tại sao nam châm luôn có cực bắc và cực nam dù bị cắt nhỏ thành nhiều mảnh?